Trang Lưu Trữ Hình Ảnh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Lưu Trữ Hình Ảnh

Huế
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Khổng Tử (551-479 TCN)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty
Bài gửiTiêu đề: Khổng Tử (551-479 TCN)    Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty28/3/2014, 4:38 pm


 Khổng Tử (551-479 TCN) được coi là một trong những thầy giáo và triết gia vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền nghệ thuật và đạo đức của người Trung Quốc. Trong những năm sau này, ông đã chu du nhiều nước để truyền rộng học thuyết của mình nhưng kết quả không thật khả quan.
Một lần, Khổng Tử cùng các môn đồ của mình tới nước Trần thì bị cạn lương thực. Một số môn đồ của ông ngã bệnh. Một trong số họ, Tử Lộ, người cũng là một học giả nổi tiếng than rằng: “Than ôi, người quân tử cũng có lúc phải khốn cùng vậy ư!” Khổng Tử đáp: “Người quân tử khi khốn cùng vẫn có thể giữ được tiết tháo; còn kẻ tiểu nhân khi khốn cùng thì sẽ hành động theo sở dục.”
Tiêu chuẩn đạo đức để làm người không thể tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi. Nghịch cảnh nhiều khi là phép kiểm nghiệm đối với phẩm chất đạo đức của chúng ta, xem chúng ta có thể kiên trì bất động trong các loại tình huống hay không. Nhiều người sẽ thỏa hiệp trước hoàn cảnh, và họ dần dần rời xa các nguyên tắc của chính họ.
Khổng Tử đã dạy chúng ta đạo lý làm người, từ đó duy trì quy phạm đạo đức của dân tộc Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Nhưng con người hiện đại lại chế nhạo những lời dạy của Khổng Tử. Đó chính là nguyên nhân khiến tiêu chuẩn đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khổng Tử (551-479 TCN)    Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty1/4/2014, 11:31 am


1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan Thị, thân sinh Khổng Tử.

Cha là một chiến sĩ anh dũng, nhưng chẳng may mất sớm vào năm Khổng Tử mới lên ba tuổi. Kế đó chẳng bao lâu, mẹ lại qua đời, Khổng Tử trở thành đứa con mồ côi, trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học, năm ba mươi tuổi đã là một nhà học vấn nổi tiếng. Năm đó, Khổng Tử bắt đầu nhận dậy học trò, là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến, vốn chỉ con em vua quan, hàng quý tộc mới có dịp học hỏi từ chương.

Khổng Tử sống vào một thời đại, về mặt chính trì, đang lúc chế độ phong kiến nhà Chu bắt đầu băng hoại, bởi chư hầu phân tranh, từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến quốc Khổng Tử tuy hành nghé dạy học, nhưng vốn nuôi chí tìm minh chúa, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Ngài từng làm quan Trung đô Tể, rồi thăng chức Tư Không, Tư Khấu. Song, nhận thấy nhà vua cùng chư khanh tướng nước Lỗ chẳng thật lòng trọng dụng, bèn từ quan, dẫn một số môn đệ cùng chí hướng, đi chu du liệt quốc trong khoảng thời gian từ 54 tuổi, đến 68 tuổi, cố tìm cho được vị minh chúa nào, khả dĩ tiến nạp chính kiến của mình. Nhưng tiếc thay, đã phí mất mười bốn năm trời mà chẳng được như ý muốn. Trong khi thất vọng, ngài quay về nước Lỗ, chuyên tâm vào việc tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh: Thư, Dịch, Thi, Lễ, Nhạc, và hoàn thành cuốn Xuân Thu. Năm năm sau thì Ngài mất, thọ bảy mươi ba tuổi.

Theo sự khảo cứu của học giả Lương Khởi Siêu, tuy sách Sử Ký có ghi, Khổng Tử đã từng bệ kiến bảy mươi hai vì vua, nhưng thật sự là chỉ có đến các nước Chu, Tê, Vệ, Trần mà thôi, họa chăng có ghé qua ba nước thuộc quốc của Sở là Diệp, Na Tống và Trịnh: Nếu đúng vậy, thì chưa ra khỏi biên giới của hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam ngày nay. Bởi trong thời gian Khổng Tử đi chu du liệt quốc, nhằm lúc cục diện tranh bá giữa Chư hầu ngày càng quyết liệt nhiều nước gặp cảnh binh đao, biến loạn bất an, thành thử chỉ có thể quanh quẩn giữa các nước nhỏ, như là Vệ, Trần, Tống, Tào, Trịnh mà thôi,lắm lúc lại gặp phải biến cố nguy nan: Lần thứ nhất, khi vừa mới đến Sứ Khuôn, trên đường sang nước Trần, người học trò đẩy xe cho Khổng Tử là Nhan Khắc. Có người bảo rằng, trước đó Nhan Khắc có mặt trong hiện trường Dương Hỗ tàn sát người Khuôn, lại khéo làm sao, gương mặt Khổng Tử hơi na ná Dương Hỗ, nên thầy trò bị dân làng bắt giam cả đám, định giết trả thù. Đang lúc nguy cáp, Khổng Tử bảo: "Khi Trời chưa có ý diệt Chu, vậy người Khuôn cũng chẳng làm gì ta đâu. Sau đó, dân làng hiểu ra là sự ngộ nhận. Lần thứ nhì xảy ra ở nước Tống, Khổng Tử đang ngồi giảng bài cùng các môn đệ dưới gốc cây to, bỗng có tin Hoàn Thôi, quan Tư Mã nước Tống có ý định giết Ngài, đám đệ tử cả kinh, dục Khổng Tử tức tức lên đương tẩu thoát. Nhưng Ngài bảo: trời đã để đức cho ta, Hoàn Thôi chẳng làm gì được đâu, Chính Hoàn Thôi cũng ngại người đời khiển trách. nên đã. bỏ qua ý định đó. Lần thứ ba xảy ra ở nước Trần, khi Khổng Tử cùng đám học trò tới nước Trần, thì vừa lúc cạn lương thực, ngay nơi xứ lạ quê người chẳng biết phải nhờ cậy vào đâu, lại nhằm lúc trong số học trò có kẻ ngọa bệnh bởi thiếu ăn. Trò Tử Lộ nóng tánh, hỏi thầy: "Quân tử cũng (có ngày) bần cùng chăng?" Khổng Tử đáp: "Quân Tử dù nghèo nhưng kẻ tiểu nhân nghèo là hay làm bậy". Cứ theo ba trường hợp trên, chứng tỏ là một vĩ nhân, ắt phải kiên trì lý tưởng của mình với tinh thần bất khuất: Hơn nữa, để đạt tới điểm này, chẳng những chỉ cậy vào ý chí mà thôi còn phải có đạo hạnh lớn và trí tuệ cao nữa, không vì nghịch cảnh trước mắt mà nản lòng, như sách Luận Ngữ có câu: "Ngô thiếu giã tiện, cố đa năng bỉ sự (Thuở nhỏ ta nghèo, cho nên đã làm được những công việc thấp hèn chẳng hạn như Ngài đã từng làm thư ký kế toán và đi chăn cừu)

Tóm tắt, suốt cuộc đời Khổng Tử đã được diễn tả trong sách Luận Ngữ với đoạn văn: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi trì thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ. Khổng Tử đã bảo:

- Ta lên mười lăm tuổi là có chí về học. Chữ "Học" đây là học vấn và học thuyết. Nghĩa là năm mười. lăm buổi, Khổng Tử đã lập chí trau dồi học vấn, nghiên mài học thuyết.

- Đến năm ba mươi tuổi thì lập. Chữ "Lập" đây là lập thân, độc lập. Nhờ vào công phu nghiên cứu học vấn đã thành tựu nhất định, cho nên Ngài có một lập trường rõ rệt, là phải làm cái gì đó. Cái mà Khổng Tử định làm là, ra làm quan tham chính, để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Song chẳng may lại gặp phải trở lực lớn, bởi quyền thế của tập đoàn thống trị đương thời, chỉ biết cấp công trục lợi, cho là mục tiêu chính trị của Khổng Tử quá cao siêu, khó có thề đạt tới được. Tuy nhiên, suốt đời Ngài vẫn cứ giữ nguyên lập trường đó, bất di bất dịch.

- Sang bốn mươi tuổi (vẫn) không mê hoặc. Đã đến bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chưa đắc chí. Nhưng tâm nguyện chấn hưng văn hóa, cứu vớt thế gian của Khổng Tử vẫn không nguôi, dù gặp lúc trong xã hội thị phi bất phân, trắng đen vô định. Ngài hằng tâm niệm "Đến điều sống đục, sao bằng thác trong". Tử viết: "ái chi dục kỳ sinh, ác chi dục kỳ tử, ký dục kỳ sinh, hữu dục kỳ tử, thị hoặc giã (Thương thì muốn nó sống, ghét là muốn nó chết; đã mong nó sống, lại muốn nó chết, thế là mê hoặc rồi). Lời lẽ này của Khổng Tử, chẳng phải xuyên qua trình tự luận lý mà ra, hẳn là một lời nói thẳng thắn, đày trí tuệ mà Ngài đã thể nghiệm được ngay trong đời sống thực tế. Theo quan niệm của Khổng Tử, "Nó" đây tức là toàn dân.

Đã năm mươi tuổi là hiểu được mạng trời. Xưa nay có nhiều lối giải thích về ý nghĩa của hai chữ "Thiên mệnh". Có nơi cho là "lẽ đương nhiên"; có chỗ bảo là "quy luật tự nhiên”. Nếu ta đối chiếu lại với đời sống hoạt động chính trị của Khổng Tử, và tham chiếu chữ "Mệnh" hoặc "Thiên Mệnh" đã xuất hiện nhiều chỗ trong sách Luận Ngữ, thì thấy chữ "Mệnh" có nghĩa là "hạn định", "giới hạn". Phàm là một con người, dù có vĩ đại đến mấy và sống được bao lâu đi nữa, cũng có lúc không thể làm được, hoặc không làm gì được, hay là có làm, nhưng rút cuộc chẳng thành tựu được. Năm Khổng Tử năm mươi tuổi là đang lúc giữ chức Tư Khấu tại triều, nhưng với cương vị thấp hèn này, đừng nói là thực hiện lý tưởng văn hóa chính trị, chỉ nguyên vấn đề nội chính của một nước Lỗ nhỏ bé, cũng chẳng ảnh hưởng được là bao. Đến chừng đó, tuy Khổng Tử vẫn giữ lập trường cố hữu, biết là chưa chắc đã làm nổi cũng cứ làm, nên Ngài đã bỏ công bỏ thì giờ, đi du thuyết các nước thử xem. Nhưng một khi tuổi đã về chiều, thì cơ may cũng chẳng còn là bao. Vì vậy Khổng Tử đã ngộ ra một lẽ: Dầu có cố làm đi nữa, cũng sẽ bị giới hạn bởi lằn mức của đời người.

- Hai câu sáu mươi tuổi "nhĩ thuận" và bảy mươi "tòng tâm sở dục, bất du cư” đều là tả về cảnh giới đức độ của con người đạo hạnh. Vì tuổi đã về già mà sự nghiệp vẫn chưa thành đạt, Khổng Tử đành phải lui vào cảnh giới tu thân, lập đức, lập ngôn để đời. Phàm là một con người, sự thành tựu về công danh sự nghiệp, ngoài ý chí và tài năng ra, còn tùy thuộc điều kiện khách quan. Ngược lại, cảnh giới thăng tiến của bản thân, thì tự mình có thể làm chủ được Mặt khác, khi phấn đấu về sự nghiệp, thì phải tập trung toàn lực, theo đuổi mục tiêu cố định, còn việc tu luyện cho bản thân, là có thể gạt bỏ hết những gì nhắm vào mục tiêu cố định. Cho nên tai nghe chẳng thấy chướng, tự do suy tư và hành động theo ý riêng mình, nhưng cũng không vượt ra ngoài quy củ xã hội. Tinh thần bỏ qua mục tiêu cố định của Khổng Tử, có khác với tinh thần xả thân cứu thế của Giê Su Cơ đốc, cũng không có ý nghĩ tịch mịch như Thích Ca Mâu Ni, mà là hoàn toàn tự do cởi mở, thuộc về đời sống riêng tư của một người phàm tục. Sở dĩ đời sau suy tôn Khổng Tử là "Vạn thế sư biểu”, bởi Ngài đã mải miết dạy dỗ hàng ngàn học trò, để có được một lực lượng hùng hậu, thực hiện lý tưởng của mình mà chưa hề cảm thấy mỏi mệt.

2. Chủ Thuyết Nho Học

Nguyên chữ "Nho", có nghĩa là người hành nghề dạy học mà Khổng Tử là người khởi xướng. Sau đó có nhiều học thuyết ra đời, một số được xếp ngang hàng với Khổng học, cho nên lúc bấy giờ, người ta coi "Nho" là một học phái do Khổng Tử khởi xướng.

Trước sau Khổng Tử đã dạy đến hơn ba ngàn học trò. Những kẻ sĩ khác thấy vậy cũng noi theo, mở rất nhiều lớp tư thục, số người theo học càng ngày càng đông, đó là cái mốc trong lịch sử, cũng là một bước tiến vô cùng quan trọng của nền văn hóa Trung Hoa. Riêng với Khổng Tử, động cơ thúc đẩy Ngài từ quan đi dạy bọc, là nhằm mục đích tạo thành một tập đoàn trí thức Nho học, đi cổ động chấn hưng nền luân lý tôn pháp trong chế độ phong kiến nhà Chu, lấy "Trung hiếu làm đầu, đang bị chư hầu phá hoại, bởi vua chúa nước nào cũng chỉ biết tranh quyền đoạt lợi mà thôi. CÓ lẽ lúc đó chính Khổng Tử cũng chẳng ngờ, là một khi đã có nhiều phần tử trí thức xuất thân từ giới bình dân, đông chừng nào, thì việc chấn hưng lại nền luân lý cổ truyền càng khó khăn thêm chừng nấy. Hậu quả đó đã được chứng minh, từ cuối thời Xuân Thu sang thời Chiến quốc, có nhiều học thuyết khác mọc lên như nấm, họ không công nhận thứ luân lý tôn pháp, trong đó có sự bất bình đẳng, nếu cứ theo chế độ phong kiến nhà Chu.

Chế độ phong kiến nhà Chu có hai đặc điểm rõ rệt: Một là, dưới Thiên tử, tức kẻ thống trị đứng đầu chính quyền trung ương, còn có nhiều bậc vua chúa được phong với tước vị Công, Hầu, Bá, Tử, Nam tại các địa phương. Địa vị của mỗi vị vua địa phương đó, với Thiên tử vẫn là thần thuộc, nhưng với nơi đất thọ phong lại là kẻ cai trị muôn dân theo thể chế thế tập, cha truyền con nối (tức gia đình trị). Hai là, địa chủ cùng kẻ thống trị là một. Nông dân nếu chẳng là nô lệ thì là tá điền, không có ruộng đất tư hữu, ruộng đang làm cũng không được chuyển nhượng cho người khác. Để duy trì trật tự cho chế độ phong kiến, cần có một quy tắc thừa kế hoàn chỉnh trong xã hội, đó là quy tắc tôn pháp. Dựa theo chế độ phong kiến, quy tắc tôn pháp cũng lấy gia tộc làm nền tảng, chỉ khác có ở chỗ, phong kiến đối ngoại, đưa người trong gia tộc ra các nơi, lập thành nhiều chi nhánh trong hệ thống cai trị thần dân; còn tôn pháp về đối nội, ấn định ngôi thứ tôn ti ngay trong nội bộ gia tộc.

Cha mẹ sanh con, được chia làm hai dòng "Đích" và "Thứ". Các con của người vợ nguyên phối là dòng Đích, kỳ dư, do bất cứ người vợ nào khác sanh ra, đều thuộc dòng Thứ. Con trưởng nam trong số con Đích, là người thừa kế ngôi vị ưu tiên nhất. Trường hợp Đích trưởng nam mất sớm, hay bất lực bởi nguyên do nào đó, thì lập Đích thứ nam (Con trai kế tiếp) và cứ tuần tự như vậy. Nếu chẳng được đứa con trai nào trong dòng Đích, thì lập con trưởng nam ở dòng Thứ. Dòng Đích gọi là đại tôn, dòng Thứ gọi là tiểu tôn. Theo đó, vương thất nhà Chu lập Đích trưởng nam do vương hậu sanh ra làm Thái Tử. sẵn sàng thừa kế ngôi Thiên Tử, còn các con khác thì được phong làm chư hầu. Chư hầu cũng do Đích trưởng nam (gọi là Công tử hay Thế Tử) kế vị, nếu chẳng còn đất để phong cho các con khác, thì chỉ được phong hàm Đại phu, liệt danh vào hàng quý tộc thôi. Trước thiên hạ, Thiên Tử là đại tôn, chư hầu là tiểu tôn, nhưng chư hầu với bản quốc là đại tôn, khanh đại phu là tiểu tôn.

Nho học của Khổng Tử tuy đặt trên nền tảng xã hội phong kiến, nhưng rất chú trọng về nhân bản, nhầm phát huy chữ "Nhân" mà Đức Khổng cho là có sẵn trong bản tánh con người. Xuất phát điểm của chữ Nhân là " Ái" với "Hiếu”; tiêu chuẩn của chữ Nhân là "Trung" với "Thứ". “Trung" có nghĩa là tận”tình với lòng mình, được thể hiện bằng hành động "Trung quân ái quốc"; "Thứ” có nghĩa là suy bụng ta ra bụng người”với lòng quảng đại", được thể hiện như câu "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (điều mình không muốn đừng làm cho kẻ khác). Tư tưởng của Khổng Tử là một triết lý nhập thế, Ngài khuyến khích người đời, khi "Độc thiện kỳ thân" thì cũng nên "Kiêm thiện thiên hạ, tạo dựng hạnh phúc cho quảng đại quần chúng.

Sách Luận Ngữ có nhĩeu chỗ ghi lại lời suy tôn của Khổng Tử, hết sức đề cao đức tính của các vì tiên Đế như Nghiêu, Thuần và Hạ Ngu. Sở dĩ phải làm như vậy, là vì trong tay Khổng Tử không nhất binh nhất tốt, cũng không một tấc sắt mà lại nuôi chí lớn bảo trì, tuyên dương pháp chế nhà Chu, thì chỉ còn cách dựa vào uy danh của Nghiêu, Thuần, Ngu và tự coi mình là người thừa kế nền văn hóa cổ truyền đó. Nhưng phàm là một học giả, ngu chỉ biết bảo trì di sản văn hóa truyền thống, chẳng dám vượt qua khuôn mẫu đời xưa, thì tuyệt nhiên không thể trở thành nhân vật vĩ đại được điều quan trọng là, ngoài lời ca tụng đức tính của các vì cổ Đế ra, Khổng Tử đã xây dựng một nền triết học luân lý xã hội cho hậu thế, đó là Ngài luôn luôn nhấn mạnh chữ "Nhân" như đã nói ở trên.

Chữ "Nhân" vốn đã có từ trước đời Khổng Tử, như trong hai thiên "Thục vu Điền", "Lư Linh" của kinh Thi và thiên “Kim Đằng" của Thượng Thư, đều có đề cập tới chữ "Nhân" với nghĩa chính là "Tình Thương". Tuy nhiên chữ "Nhân" đã phát triển thành triết lý, được coi như tiêu chuẩn tối cao trong hành vi của con người, lại là sáng kiến của Khổng Tử. Cuơng bởi thế giới đạo đức của Khổng Tử, vốn bắt nguồn từ ý niệm dòng máu trong xã hội tôn pháp, được thể hiện trong mối tương quan giữa cá nhân cũng như giữa một nhóm người. Như hiếu là con đối với cha mẹ, để là đàn em đối với huynh trưởng, rồi từ đó nới rộng ra ngoài, tín đối với bạn bè, trung đối với vua chúa. Riêng chữ "Nhân " thể hiện trong nội bộ tập thể dòng máu là mến yêu người thân thuộc, rồi từ đó nới rộng ra ngoài là "Nhân dân ái vật”. Như vậy, cái đức mục "Nhân" là vừa có đối tượng nhất định, đồng thời lại có đối tượng vô định, một mặt gom những đức tính Hiếu, Đeă, Trung, Tín, mặt khác lại là nguyên lý đạo đức phổ biến, bao trùm cả xã hội loài người. Khi "Nhân" là đức mục có tính cách phổ biến, thì không thể giới hạn trong khuôn khổ dòng máu được, điểm này lại mâu thuẫn với tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội tôn pháp đương thời. Để dung hoà điểm mâu thuẫn đó, Khổng Tử kêu gọi "Vi chính dĩ đức" (Trị nước bằng đức), gọi tắt là "Đức chính"; "Quân tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư nhân" (Khi người quân tử thật lòng với người thân, thì dân sẽ được hạnh phúc, nhờ bề trên có lòng nhân). Quân tử đây tức là người lãnh đạo tốt, câu nói trên được gọi tắt là "Nhân chính", hàm nghĩa từ chỗ gia trưởng từ ái con em trong nội bộ dòng máu, nới rộng ra quân vương từ ái thần dân, coi như con em của mình trong đoàn thể chính trị.

Khi đệ tử thắc mắc về vấn đề, sau khi người ta chết đi sẽ như thế nào, và thái độ đối với quỷ thần phải làm sao, thì Khổng Tử dạy rằng: "Bất tri sinh yên tri tử" (Ta chưa biết hết về đời sống, thì làm sao biết được đời chết); và "Kính quỷ thần nhi viễn chi" (Ta kính trọng quỷ thần, nhưng nên lánh đi là hơn). Chứng tỏ tư tưởng của Khổng Tử là triết lý nhân sinh, chú trọng về đời sống thực tế hơn là những gì huyền ảo.

Trở lại với nguyên thủy, trước tình thế chư hầu phân tranh lúc bấy giờ, lời khuyến nghị của bất cứ ai, cũng khó lọt vào tai các vua chúa, nếu đặt nặng về đạo đức luân thường, buộc lòng Khổng Tử phải lý tưởng hóa cổ Đế Nghiêu, Thuấn, đó là một cách chọn lựa chẳng đặng đừng. Chẳng may đến tay các nhà Nho học từ Mạnh Tử trở đi coi đó như là chân lý phổ quát, hậu quả đưa đến "Lịch sử quan thoái hóa", trong nền văn hóa Trung Hoa truyền thống, rồi đẻ ra một số "Hủ Nho", nhất là Tống Nho, khiến cho xã hội Trung Hoa trải hơn hai ngàn năm mà chẳng khai thoát nổi khuôn tấc trói buộc của "Truyền thống chỉ đạo (The tradition directed). Đó là sự lầm lẫn, gây tai hại lớn lao cho đời sau. Cho nên có người nghĩ rằng, Mao Trạch Đông đòi "Đả đảo Khổng giả điếm", xét ra cũng có chút lý do nào đó.

3. Giá Trị Nho Học

Muốn đánh giá một học thuyết chẳng phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, đời nay người ta đã khẳng định, giá trị của Nho học ít nhất có hai điểm chính sau đây:

Điểm thứ nhất là, phát huy nguồn năng TÌNH THƯƠNG. Các môn sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học và văn hóa học đời nay, đều có giải thích rằng:

1/- Sự trưởng thành liên tục trong hình thức sinh tồn của vạn vật;

2/- Sự sinh nở và tồn tại liên tiếp của các chủng loại;

3/- Sự chỉnh hợp và duy trì sức khỏe của cá nhân;

4/- Sự thừa kế và thịnh vượng của văn hóa xã hội, nhất nhất đều cậy vào nguồn năng TÌNH THƯƠNG. Nay ta hồi cố lại lịch sử cổ xưa cái chết của SOCRATES, triết gia Tây phương (469 - 399 TR.KN.TL.), Chúa JÉSUS bước lên thập tự giá, lòng từ bi của Phật tổ THÍCH CA MÂU NI cùng thuyết "Nhân ái" của Khổng Tử, đều đã ấn chứng cho sức mạnh vô biên của "năng lượng tình thương", vốn dĩ tồn tại trong bất cứ một con người nhỏ bé, phàm phu tục tử nào, thậm chí cả trong các loài động vật vô tri. Vậy chính phạm vi phóng xạ của năng lượng tình thương đó, rộng hay hẹp và nhiều hay ít, là mức độ vĩ đại của một con người, cuơng là khuôn thước để đo lường giữa nhân vật vĩ đại và con người tầm thường. Khổng Tử chẳng những chỉ tuyên dương NHÂN ái, mà còn khẳng định sức mạnh của tình thương qua câu "Nhân giả tất hữu dũng" (Kẻ có lòng nhân ắt là người can đảm).

Điểm thứ hai là, đời nay người ta công nhận, muốn xây dựng một xã hội dân chủ tự do, trước hết phải bồi dưỡng cho tâm hồn cởi mở. Triết lý của Khổng Tử có từ trước đây hai ngàn năm, đã chứa đựng tư tưởng đó rồi, chỉ tiếc là, trong xã hội Trung Hoa truyền thống, lại thiếu hẳn môi trường tương ứng để phát triển tư tưởng cởi mở đó. Riêng một điểm nữa là, cả cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử ít khi bàn đến việc trau dồi học vấn qua công phu dùi mài sách vở. Điều mà Ngài coi trọng nhất, là nhân phẩm con người trong đời sống thực tế, chẳng hạn như Tử viết: "Sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực, sự quân năng ta kỳ thân, dữ bằng hữu giao ngôn nhi hữu tín, tuy viết vị học, ngô tất vị chi học di". (Người nào mà phụng sự cha mẹ hết sức, thờ chúa hết mình, chơi với bạn giữ lời hứa, tuy chưa học, ta nhất định coi như người đã có học rồi). Như vậy, chân giá trị của Nho học là thực hành, không là từ chương. Tuy nhiên, bất luận thời đại nào, giá trị của một học thuyết ít nhiều cũng tùy thuộc vào nấc thang giá trị trong xã hội của thời đại đó. Khi văn minh vật chất Tây phương đưa con người đến chỗ chỉ biết có hưởng thụ, trụy lạc thì người ta cảm thấy cần phải dựng lại "Khổng gia điếm", để dạy bảo thiên hạ biết liêm sỉ, trọng luân ly đạo đức cổ truyền. Tựu trung, Nho học khích lệ lòng nhân ái của con người, dạy người đời trung thành với bề trên, hiếu thuận với cha mẹ, tín nghĩa với bạn bè. Nghĩa là nhất nhất đều phải giữ đúng chữ "Lễ", rất có lợi cho trật tự xã hội, càng có lợi cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia cuơng như bậc phụ huynh trong gia đình. Cho nên kể tử nhà Hán trở đi, tuyệt đại đa số vua chúa các trĩu đại, đều "Nhất tôn Khổng Tử", nâng địa vị Khổng Tử lên bậc Thánh, đưa Khổng giáo vào hàng chánh thống trên nền văn-hóa Trung Hoa, làm cho các học thuyết khác lu mờ đi. Đó cũng là điều đáng tiếc về một khía cạnh nào.

Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khổng Tử (551-479 TCN)    Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty10/6/2014, 3:03 pm

Cửu Thiên Chân Phái
1 Tháng 6


“Đức Khổng Tử khi còn nhập thế, chưa xuất thế, ở Nhơn đạo chưa học Thiên đạo. Ngài học văn chương mà giáo huấn Nhơn đạo, dạy cang thường luân lý, sửa đương Nhơn đạo, sau Ngài học lễ với Lão Đam, cũng giáo huấn môn đồ về Nhơn đạo. Trong lúc ấy, Ngài có vợ con, thịt ăn rượu uống.

Vậy nên có câu rằng : “ Khổng Tử, Thiên sanh chơn kỳ trí, Tánh mạng công phu thỉ bất minh.” Nghĩa là : Đức Khổng Tử, Trời sanh người trí lạ, Tánh mạng phép công phu, Ngài còn chưa rõ đặng.

Sau Ngài qua nước Trần, gặp Hạng Thác, chừng đó mới học qua Thiên đạo, lúc ấy mới cấm răn rượu thịt, dâm dục, y theo qui giới mà tu Thiên đạo. Nên có câu : “ Trai minh thạnh phục, Yết dục dưỡng tinh.”

Mấy lời đó, sao người học Nho không nhắc lấy mà so sánh thí cập.

Còn khi chưa xuất thế tu hành thì Ngài để kinh sách dạy theo Nhơn đạo, sửa mình mà thôi. Như vậy lấy sách dạy Nhơn đạo thí cập so sánh với Thiên đạo, sao phù hiệp đặng.

Khi Đức Khổng Tử học đạo rồi, sau Thầy Tử Cống có nói rằng : Đức Phu Tử nói văn chương thì ta hiểu rõ, còn nói qua Thiên đạo, ta nghe không hiểu.

Đó chẳng phải Đức Khổng Tử Ngài ở Nhơn đạo, sau tu qua Thiên đạo hay sao ? Nên mới nói Nhơn tâm, Đạo tâm, là 2 nẻo khác nhau.” (Trích trong Hội Lý Xiển Chơn Luận trang 42 của Ông Nguyễn văn Kinh)

Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường đi qua nước Trần, gặp một đám trẻ nhỏ chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, thấy có một cậu bé cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ mà không đùa nghịch. Đức Khổng Tử dừng lại hỏi cậu bé :

- Sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia ? Cậu bé đáp :

- Đùa giỡn thì vô ích. Sự đùa giỡn có thể làm rách quần áo, nhọc công mẹ vá khâu và làm buồn lòng đến cha, nên tôi không đùa nghịch.

Nói xong, cậu tiếp tục đắp thành. Đ. Khổng Tử lại hỏi :

- Cậu không tránh cho xe của tôi đi sao ?

Cậu bé thản nhiên đáp :

- Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chớ có bao giờ thành tránh xe.

Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời hay quá, thấy cậu bé nầy có vẻ khác lạ, liền xuống xe đến gần cậu bé bàn luận nhiều việc xa xôi. Cậu bé đều trả lời xuôi rót, nhưng có tánh cách biến trá. Đức Khổng Tử trách rằng :

- Cậu hãy còn bé mà sao đã biến trá lắm vậy ?

- Người ta sanh ra 3 ngày đã biết tìm vú mẹ, con thỏ sanh ra 3 ngày đã chạy tung tăng trên đồng nội, con cá sanh ra 3 ngày thì biết xuôi ngược khắp sông hồ. Đó là tánh tự nhiên, sao gọi là biến trá ?

- Cậu ở xóm nào, làng nào, cha mẹ ở đâu ?

- Tôi sanh tại đây, họ Hạng tên Thác, chưa có tên tự.

- Ta muốn cậu cùng đi chơi với ta, ý cậu thế nào ?

- Trong nhà tôi còn có cha, cần phải phụng, còn có mẹ cần phải dưỡng, có anh để phụ tùng, có em phải dạy dỗ, còn có thầy để học hỏi, đâu có rảnh để đi chơi với ông.

- Trong xe ta có sẵn 32 con cờ, ta muốn cùng cậu đánh cờ, cậu có bằng lòng không ?

- Thiên tử mê cờ thì bốn biển không người gìn giữ, chư Hầu mê cờ thì chính sự không an, nho sĩ mê cờ thì việc học đình trệ, nông phu mê cờ thì quên việc cày cấy, vì thế tôi không đánh cờ.

- Ta muốn cùng cậu đàm luận việc bình trị thiên hạ, cậu có bằng lòng không ?

- Chuyện thiên hạ khỏi phải bình, vì hoặc như núi cao, hoặc như sông hồ, hoặc như vương hầu, hoặc như nô tỳ. Nếu san bằng núi thì chim chóc không nơi trú ngụ, lấp bằng sông hồ thì cá nhờ đâu bơi lội, bỏ chức vương hầu thì dân không người trị, bỏ nô tỳ thì chủ nhân không có người để sai khiến, thế nên tôi không bình luận việc thiên hạ.

Đức Khổng Tử lại hỏi :


- Lửa nào không khói ? Nước nào không cá ? 
Núi nào không đá ? Cây gì không cành ?
Người nào không vợ ? Ai kẻ không chồng ?
Trâu nào không nghé ? Ngựa nào không con ?
Trống nào không mái ? Mái nào không trống ?
Ai là quân tử ? Ai kẻ tiểu nhân ?
Vật gì không đủ ? Vật gì có thừa ?
Thành nào không chợ ? Người nào không con ?

Cậu bé Hạng Thác liền đáp :


- Lửa đôm đốm không khói. Nước giếng không cá.
Núi đất không đá. Cây khô không cành.
Tiên Ông không vợ. Ngọc Nữ không chồng.
Trâu đất không nghé. Ngựa gỗ không con.
Trống độc không mái. Mái độc không trống.
Hiền là quân tử. Kẻ dại tiểu nhân.
Ngày Đông không đủ. Ngày Hạ có thừa.
Hoàng thành không chợ. Đứa trẻ không con.

Sau khi Hạng Thác trả lời xong, Đức Khổng Tử hỏi tiếp :



- Cậu có biết gì về lẽ Đạo hằng của Trời Đất ?
Sự cuối cùng của Âm Dương ?
Đâu là phải ? Đâu là trái ?
Đâu là trong ? Đâu là ngoài ?
Ai là Cha ? Ai là Mẹ ?
Ai là chồng ? Ai là vợ ?
Gió từ đâu đến ? Mây từ đâu ra ?
Sương từ đâu có ? Trời Đất xa nhau mấy dặm ?

Cậu bé Hạng Thác liền trả lời :


- 9 lần 9 chu kỳ là 81. Ấy là đạo của Trời Đất.
8 lần 9 là 72. Ấy là Âm Dương cùng cuối.
Tây là phải. Đông là trái. 
Trong là lý. Ngoài là biểu.
Trời là Cha. Đất là Mẹ.
Mặt Trời là chồng. Mặt Trăng là vợ.
Gió từ cây xao động. Mây trong núi bay ra.
Sương từ đất dậy. Trời Đất xa nhau ngàn ngàn 
vạn vạn dặm.

Cậu bé Hạng Thác đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của Đức Khổng Tử. Bây giờ cậu bé xin thỉnh giáo Đức Khổng Tử đôi điều :

- Thưa Ngài, vịt ngỗng sao nổi trên mặt nước ?
Chim hồng chim nhạn sao lại kêu to ?
Tùng bách sao ngày Đông vẫn xanh lá ?

Đức Khổng Tử đáp rằng :

- Vịt ngỗng vì chân nó banh mà nổi bơi trên mặt nước.
Chim hồng chim nhạn kêu to là vì cổ nó dài.
Tùng bách ngày Đông xanh lá là vì ruột nó đặc.

Cậu bé Hạng Thác cười nói rằng :

- Chắc không hẳn như vậy đâu.
Tôm cá vẫn nổi trên mặt nước mà chân nó có banh đâu.
Ễnh ương, ếch nhái kêu to mà cổ của nó có dài đâu.
Cây trúc rổng ruột mà ngày Đông vẫn xanh lá.

Sau khi bắt bẻ các câu trả lời của Đức Khổng Tử, Thần đồng Hạng Thác hỏi tiếp :

- Trên bầu Trời có sao lấp lánh, vậy thưa Ngài có tất cả bao nhiêu vì sao ?

- Chuyện dưới đất không thiếu gì sao lại hỏi chuyện trên Trời.

- Vậy dưới đất nhà cửa san sát có bao nhiêu ngôi nhà ?

Đức Khổng Tử lại nói rằng :

- Ta nên nói ngay chuyện trước mắt có phải là thực tế hơn không, cần gì nói chuyện Trời Đất.

- Vậy thưa Ngài nếu bàn chuyện trước mắt thì Ngài cho biết lông mày có bao nhiêu sợi ?

Đức Khổng Tử không trả lời, chỉ biết cười mà thôi.

Ngài quay lại nói cùng các học trò rằng : “ Hậu sanh khả úy.” (kẻ sanh sau đáng sợ thật). Đó là kẻ rất khó tìm thấy trong thiên hạ. Nói xong Ngài trở lên xe đi thẳng.

Bài thi : Thần đồng vấn Khổng Tử :

Hưu khi niên thiếu thông minh tử,
Quảng hữu anh tài trí quá nhân.
Đàm luận thế gian vô hãn sự,
Phân minh Cổ Thánh hiện kỳ thân.
Tạm dịch :
Đừng khinh tuổi trẻ bậc Thần đồng, 
Có lắm anh tài trí quảng thông.
Luận việc thế gian không giới hạn,
Thánh xưa hiện rõ thể vừng đông.

Tối hôm ấy, Đức Khổng Tử ngồi thẩn thờ trước án, ngọn đèn bạch lạp lụn tàn. Tử Lộ mạo muội vào hỏi thầy :

- Thầy trầm tư về cuộc tranh luận với Hạng Thác ? - Phải.

- Thầy không vui vì mình yếu lý ? - Không.

Thấy Tử Lộ có ý hồ nghi, nên Đức Khổng Tử nói tiếp :

- Nầy Do, bình sanh ta đi chu du thiên hạ để truyền bá Nhơn đạo, mặt luôn luôn hướng thẳng, lòng sáng tợ gương, ý thành, ngôn chánh. Còn miệng lưỡi của Hạng Thác là miệng lưỡi của phường biện sĩ, nên có thể chứng minh ngựa trắng không phải là ngựa trắng. Khi xướng thuyết Liên Hoành cũng thuận, mà bày kế Hợp Tung cũng thông. Xét từ bản chất của ngôn ngữ, cuộc tranh luận vừa qua cũng như nước chảy dòng đôi, xa trăm ngàn đợt sóng nhấp nhô, nhưng kỳ thật không lượn lớn lượn nhỏ nào va chạm. Do làm sao hiểu được ! 

(Tử Lộ là học trò giỏi của Đ. Khổng Tử, tên Trọng Do, kêu tắt là Do)Tử Lộ hỏi : - Vậy cớ nào thầy buồn ?

- Ta buồn vì có Khổng Khâu mà còn phường biện sĩ. Hạng Thác nhắc cho ta nhớ đến vai trò của kẻ biện sĩ. Biện sĩ chỉ thuyết cho sự lợi ích mà không thuyết cho Chơn Lý. Khắp thiên hạ, kẻ cầu lợi đông như kiến cỏ, người hướng về Chơn Lý đốt đuốc khó tìm.Thế sự trôi chảy không ngừng. Chánh đạo của ta liệu truyền lưu được bao lâu nữa ? Đó chẳng phải là điều đáng buồn hay sao ?

Tử Lộ toan lui ra, Đức Khổng Tử kêu lại hỏi :

- Trò Do, trò còn nhớ người hiền nước Sở ?

- Bẩm, có phải là Sở cuồng Tiếp Dư ca hát nghêu ngao.

- Trò còn nhớ 2 ẩn sĩ họ Kiệt, họ Tràng ?

- Bẩm, có phải 2 lực điền ở giáp ranh Sở, Thái ?

- Họ khuyên ta bỏ đi việc chính sự lụy phiền, để làm người tỵ thế. Khuyên ta : Trời không hề nói gì mà vạn vật điều hòa. Ta cũng muốn êm lời, nhưng gặp việc nghĩa mà không làm, biết Chơn Lý mà không nói thì phải sống với đồng loại hay sống với chim muông !

Tử Lộ ra ngoài nói với các bạn : Thầy nói : Hậu sinh khả úy. Không phải sợ kẻ sanh sau tài giỏi hơn mình, mà sợ họ làm sai lạc Chánh lý bằng ngoa ngôn xảo ngữ vị lợi đó thôi.

( Sưu Tầm )



Khổng Tử (551-479 TCN)  10155353_611737868934377_5366429499581978234_n
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Sponsored content





Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khổng Tử (551-479 TCN)    Khổng Tử (551-479 TCN)  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Khổng Tử (551-479 TCN)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cái ác không còn tình thân !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trang Lưu Trữ Hình Ảnh :: NỀN TẢNG GẮN KẾT :: NỀN TẢNG GẮN KẾT-
Chuyển đến