Trang Lưu Trữ Hình Ảnh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trang Lưu Trữ Hình Ảnh

Huế
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 — ĐẨY PHẢI ĐỔ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 10:14 am

 — ĐẦY PHẢI ĐỔ
Thầy Tử-Lộ hỏi đức thánh Khổng-Tử rằng: « Dám hỏi thưa thầy, có cách gì giữ cho đầy mà khỏi đổ chăng? » Đức Khổng bảo rằng: « Thông-minh thánh-trí thì giữ bằng ngu-độn; công lớn tiếng to thì giữ bằng nhường-nhịn; sức khỏe dũng-đởm thì dữ bằng nhút-nhát; dầu-có hiển-vinh thì giữ bằng nhún mình. Đó là cách bỏ bớt đi cho khỏi đổ. »
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 10:17 am

CÁCH CHIÊU HIỀN-SĨ
Vua Chiêu-Vương nước Yên hỏi Quách-ngôi làm thế nào cho hiền-sĩ thiên-hạ về với mình nhiều! Quách-ngôi tâu rằng: « Bệ-hạ muốn làm Đế thì phải tìm thầy, chắp tay mà thờ, chịu học người ta, thì thầy đến; muốn làm Vương thì tìm bạn, chịu nhún mình mà hỏi, thì được bạn; muốn làm Bá thì tìm bầy tôi, thì tự người ta chạy đến, thì được bầy tôi; muốn làm hôn-quân thì tìm kẻ sai-khiến, cứ ngồi ngất-ngưởng trên bệ vàng mà phán-bảo, thì chẳng tìm cũng có kẻ sai-khiến, nay bệ-hạ muốn cầu hiền, thì phải thân đến tận cửa nhà người ta mà chầu, thiên-hạ nghe tiếng vua yêu hiền, thì tự-nhiên người ta sẽ kéo cả đến. »
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 10:25 am

GAN DŨNG-SĨ
Khâu-Tố sức khỏe lạ thường, một hôm sang Ngô viếng tang bạn, qua sông Hoài, cho ngựa xuống uống nước, bị thần-vật dưới sông tha mất ngựa, bèn nổi dận cởi áo, cầm gươm nhẩy xuống sông đuổi, đánh nhau ba ngày đêm mới lên, bị quái-vật làm mù một mắt mà mất ngựa. Khi đến viếng tang ngồi dự tiệc có ý kiêu-ngạo, khoe sức khỏe, lấn người. Trong tiệc có Yêu-Li bất bình, bảo rằng: « Có phải anh cậy sức khỏe mà ngạo-ngược ở đây chăng? Anh phải biết: đã là dũng-sĩ thì chịu chết chớ không chịu nhục. Nay anh đánh nhau với quái, không lấy được ngựa lại, còn bị mù một mắt, bị tàn-tật, không biết liều chết, còn tham cái sống thừa, thế là đồ vô-dụng, còn phơi mặt ra đây khoe hợm với ai? » Khâu-Tố sấu hổ ra về. Đêm hôm đó Yêu-Li về nhà bảo vợ rằng: « Hôm nay ta làm nhục một anh dũng-sĩ, tất nó đến diết ta, vậy đêm nay chớ đóng cửa, ta sẽ nằm trên dường chờ nó ». Quả nhiên Khâu-Tố đêm lẻn cửa vào, kề gươm lên cổ Yêu-Li mà bảo rằng: « mày có ba tội chết, biết không? mày sỉ-nhục tao dữa đám tang là một tội, về nhà không đóng cửa là hai tội, thấy tao mà mày không chạy, là ba tội, thực là tự mày cầu cái chết, chớ oán tao. » Yêu-Li lại bảo rằng: « mày cũng có ba điều sấu đáng chết, biết không? một là, tao mắng mày dữa đám tang, mà mày không dám nói lại một câu, hai là mày vào nhà không đằng-hắng, lên thềm không đánh tiếng, mày muốn đánh trộm tao, ba là mày kề được gươm vào cổ tao mới dám nói khoác, còn mày kể tao có ba tội là tại lòng can-đảm của tao xui ra, ba tội mày là sấu đáng chết, mày còn không biết nhục sao? ». Khâu-Tố nghe song vứt gươm than rằng: « mày thực là dũng-sĩ thiên hạ, kể sức khỏe của tao bây giờ thực thua trí mày, nay tao diết mày thì đời chê-cười, không diết mày thì tao mất danh dũng-sĩ » nói song đập đầu chết. Từ đó Yêu-Li nổi tiếng. Bấy dờ vua Ngô đương cần một người thích-khách để diết công-tử Khánh-Kỵ. Ngũ-Tứ-Tư hiến Yêu-Li vào da mắt. Vua Ngô thấy bé nhỏ có ý chê. Yêu-Li tâu rằng: « Người ta cốt chí khôn, không cần sức mạnh, nếu thần được gần Khánh-Kỵ thì đâm chết coi dễ như diết gà vậy. » Rồi bầy khổ-nhục kế, xin vua diết vợ con, và chặt một cánh tay mình đi, sang hàng, ở hầu cận Khánh-Kỵ. Khánh-Kỵ tin dùng sau ba tháng Khánh-Kỵ đi thuyền cất quân về Ngô, ngồi đầu mũi thuyền, Yêu-Li cầm mâu đứng hầu đàng sau, suất kỳ bất ý, dùng sức theo chiều dó, đâm một nhát suốt qua bụng. Khánh-kỵ sức khỏe to lớn, quay lại nắm Yêu-Li, dìm đầu xuống nước ba lần, rồi nhấc bổng lên để lên đùi-gối, cười bảo rằng: « Thiên-hạ còn có người này dám đâm ta dư, can-đảm thực! ». Các tướng ồ ạt lại toan diết Yêu-Li, Khánh-Kỵ không cho, bảo rằng: « nó là dũng-sĩ đời nay đó, không lẽ một ngày chết hai dũng-sĩ, tha nó về Ngô, cho dõ lòng trung của nó ». Nói song bỏ Yêu-Li xuống, tự dút lấy ngọn mâu ra mà chết. Các tướng tha Yêu-Li về, nhưng Yêu-Li không về, bảo rằng: « Ta có ba tội chết, một là diết vợ con đi mà thờ vua là bất nhân, hai là vị vua mới diết con vua cũ là bất nghĩa, ba là hại cả nhà và thân-thể để thành việc cho người là bất chí. Ta có ba điều ác đó, còn mặt nào mà sống ở đời ». Rồi nhẩy xuống sông tự-tử
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 10:46 am

DANH LỢI BẤT NHƯ NHÀN
Vua Tề-Tuyên-Vương nghe tiếng Nhan-Súc là bậc kỳ-sĩ, một hôm ngự xe đến chơi nhà, muốn vời ra cho làm quan. Nhan-Súc từ chối rằng : « Ngọc vốn ở núi, đem mài dũa làm đồ chơi. tuy vẫn là quý-báu, song mà vóc ngọc không còn. Kẻ sĩ sinh ở nơi thôn-dã. ra làm quan, tuy có vinh-hiển, song tinh-thần không được toàn-vẹn. Súc tôi xin ở nhà, lúc đói ăn cơm rau, cũng ngon miệng như ăn cơm thịt, lúc đi cứ khoan-thai bước một, cũng nhẹ-nhàng như lên xe xuống ngựa một đời không tội-lỗi với ai, cũng xướng bằng quan cao chức trọng, tinh-thần lúc nào cũng trong-sạch, chính-đính. ấy là đủ khoan-khoái cho Súc rồi, xin nhà vua lượng xét tha cho » Nói xong Súc bái tạ mà tiễn Tuyên-Vương về.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 5:37 pm

Vợ răn chồng

Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.

Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dùi, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: Tại sao làm vậy? nàng nói.

Án Tử người gầy thấp nhỏ bé làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn có ý khiêm nhường, như chưa bằng ai. Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà, chỉ mới làm được một tên đánh xe tầm thường hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh tưởng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi.

Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bệnh vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế lấy làm lạ hỏi. Tên đánh xe đem việc nhà kể lại. Án Tử cất nhắc cho làm đại phu.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 5:47 pm

Mạnh Tử

[quote]
[/size]

— ĐẨY PHẢI ĐỔ 200px-Mencius


— ĐẨY PHẢI ĐỔ 250px-Mencius_-_Project_Gutenberg_eText_15250— ĐẨY PHẢI ĐỔ 120512kpme10_7c5e8
[color=#FF0000]

Mạnh: họ Mạnh. Tử: thầy. Mạnh Tử là thầy Mạnh.

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là dòng dõi họ Công Tộc Mạnh Tôn ở nước Lỗ.

Mạnh Tử người gốc ở đất Trâu đời Xuân Thu, thuộc nước Lỗ, nay là huyện Trâu tỉnh Sơn Đông, Trung quốc.

Theo sách Mạnh Tử phả, Mạnh Tử sanh ngày mùng 2 tháng 4 năm thứ 4 đời vua Chu Liệt Vương (372 trước TL) và mất vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 26 đời vua Chu Noãn Vương (289 trước TL), thọ 83 tuổi.

. Thời ấu trĩ: (Mạnh mẫu trạch lân).
Theo Liệt Nữ Truyện, năm Mạnh Kha lên 3 tuổi, đã mồ côi cha, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa tại chân núi, thấy người ta đào chôn xác chết, lăn khóc, về nhà cậu bé Mạnh Kha cũng bắt chước đào chôn, lăn khóc.

Bà mẹ của Mạnh Kha là Chương thị (về sau gọi là Mạnh mẫu) thấy thế thì nói:

- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.

Nói rồi, Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Kha thấy người ta buôn bán đảo điên, thêm bớt tiền nong, thì cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước nô nghịch một cách đảo điên như người ở chợ. Mạnh mẫu thấy thế lại nói:

- Chỗ nầy cũng không phải là chỗ cho con ta ở được.

Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Cậu bé Kha thấy trẻ nhỏ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, tập đọc tập viết. Về nhà cậu bé Kha cũng bắt chước tập lễ phép và cắp sách vở. Bấy giờ Mạnh mẫu mới vui lòng nói:

- Chỗ nầy con ta ở được.

Một hôm, cậu Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về hỏi mẹ: - Người ta giết heo làm gì thế?

Mạnh mẫu nói đùa: - Để cho con ăn thịt đấy.

Nói xong Bà lại hối rằng: Ta nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao? Rồi Mạnh mẫu ra chợ mua thịt heo đem về làm cho con ăn thật.

Lại một hôm, Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trông thấy bèn đứng dậy, kêu con lại rồi cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói rằng:

- Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt đứt bỏ đi.

Từ hôm đó, cậu bé Mạnh Kha không dám bỏ học, lại học tập rất chuyên cần, học mỗi ngày một tiến, lại hay tập việc tế lễ.

2. Thời kỳ niên thiếu:

Khi lớn lên, Mạnh Tử theo học với thầy Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.

Mạnh Tử học với Tử Tư hiểu được cái đạo của Đức Khổng Tử, lại có tài hùng biện và sở trường về khoa nói thí dụ. Lời nói của ông chắc chắn và mạnh mẽ, có sức thuyết phục. Mạnh Tử làm điều gì cũng lấy Đức Khổng Tử làm tiêu chuẩn.

Mạnh Tử nói Đức Khổng Tử là bậc Thánh về thời, nghĩa là Đức Khổng Tử có gồm hết các đức tốt của các bậc Thánh khác và ở vào thời nào cũng đều ứng dụng được cả.

Mạnh Tử ở vào thời Chiến Quốc, loạn lạc khắp nơi. Mạnh Tử cũng muốn đem tài học ra cứu đời. Ông muốn bắt chước Đức Khổng Tử định đi chu du các nước chư Hầu để đem cái đạo của Thánh nhân ra ứng dụng.

3. Thời kỳ đi chu du các nước chư Hầu:

Thời Chiến Quốc, thiên tử nhà Chu quá nhu nhược, không thể điều khiển được các vua chư Hầu. Mạnh Tử đành phải giúp vua chư Hầu, những nước nhỏ bé quá thì không thể làm gì được, nên Ông lưu ý đến hai nước lớn là Tề và Lương.

Những nước lớn nầy lại không chịu theo Vương đạo, mà chỉ muốn theo Bá đạo đặng làm Bá chủ thôn tính các nước khác, nên họ cho lời nói của Mạnh Tử là viễn vông, không thiết thực. Cho nên, khi Mạnh Tử đến nước Lương, vua Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Tử:

- Ông có thuật gì làm lợi cho nước tôi không?

Mạnh Tử đáp:

- Nhà vua hà tất nói đến lợi, chỉ nên nói Nhân Nghĩa mà thôi. Nếu vua xướng lên nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, thì quan Đại phu cũng bắt chước nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân cũng nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta, kẻ trên người dưới tranh nhau điều lợi thì nước nguy mất.

Còn lấy Nhân Nghĩa mà nói, thì người bề tôi đem lòng nhân nghĩa thờ vua, người làm con đem lòng nhân nghĩa thờ cha, người làm em đem lòng nhân nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha con, anh em, đều bỏ lợi, chỉ đem lòng nhân nghĩa mà tiếp đãi nhau, như thế mà không trị được thiên hạ là chưa có vậy. Vậy hà tất phải nói lợi.

Ý của Mạnh Tử là nếu người ta ai cũng nghĩ đến điều lợi mà quên nhân nghĩa, thành ra người ở đời cứ say đắm vào chỗ lợi lộc riêng thì sẽ tìm cách phá hại lẫn nhau, bởi đó sanh ra biến loạn và chiến tranh. Rốt lại, lợi ấy chính là điều hại.

Còn nói Nhân Nghĩa, tuy không nói đến lợi, nhưng kỳ thực là cái lợi rất lớn, vì mọi người ở với nhau trong xã hội, ai cũng đem lòng lo lợi chung trước mà lợi riêng sau thì trên dưới hòa thuận, thiên hạ hưởng phước thái bình.

Mạnh Tử đem thuyết Nhân chính nói với Huệ Vương:

- Bắt dân làm việc công, đừng bắt vào mùa cấy gặt thì dân trong nước dư lúa ăn. Khuyên dân không được đánh cá ở đầm, ao sâu bằng lưới dầy thì trong nước sẽ thừa tôm cá. Chặt cây trong rừng phải có mùa thì củi gỗ dùng không hết, khiến cho dân trong nước nuôi người sống, táng người chết, không phải phàn nàn thiếu thốn, là bắt dân làm Vương đạo đó. Rồi cấp ruộng đất cho dân, bắt họ chăm cày bừa, làm cỏ, trồng dâu nuôi tằm, khuyên họ nuôi các loài gia súc, lập nhà học ở làng, ở quận, để dạy dân biết hiếu đễ, trung tín, hình phạt thì giảm bớt, thuế má thu nhẹ. Dân đã ấm no lại biết lễ nghĩa thì chỉ cầm gậy mà có thể đánh bại được đạo binh hùng mạnh với giáp dầy giáo nhọn của hai nước Tần và Sở.

Đó là Nhân chính rất hay, nhưng tiếc rằng Lương Huệ Vương không chịu theo.

Mạnh Tử bỏ nước Lương đi qua nước Tề, được vua Tề đãi vào bực khách khanh.

Vua Tề cũng muốn mở mang đất đai, bắt nước Tần và nước Sở phải chầu phục, ngự trị cả Trung nguyên.

Mạnh Tử bảo vua không làm Nhân chính mà lại muốn được như thế kia, chẳng khác gì leo cây mà tìm cá.

Mạnh Tử ở vào thời quân chủ nhưng lại có một quan niệm rất mới, cho rằng thiên hạ là của chung, ông vua không có quyền lấy thiên hạ làm của riêng. Cái quyền cai trị dân là do Trời trao cho, tức là do lòng dân ưng thuận cho ai thì người ấy được. Cho nên Mạnh Tử nói:

- Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nghĩa là có dân mới có nước, có nước mới có vua. Cái chức vụ của người làm vua là phải bảo dân nghĩa là phải gìn giữ cái hạnh phúc của dân. Làm vua mà không hiểu rõ cái nghĩa vụ ấy là trái lòng dân, tức là trái mệnh Trời.

Vua phải quí trọng kẻ có đức, tôn trọng người có học thức, kẻ hiền ở ngôi, kẻ giỏi ở chức, nước nhà nhàn hạ.

Bởi cái tư tưởng ấy nên trong cái triết lý về chánh trị của Mạnh Tử có tinh thần Duy dân và Bảo dân.

Mạnh Tử là học trò của Khổng Cấp (Tử Tư) nên lấy đạo Trung Dung của Đức Khổng Tử làm căn bản. Lúc bấy giờ có nhiều học thuyết của nhiều nhà xung đột nhau kịch liệt lắm.

- Học thuyết của Dương Chu lấy Vị Ngã làm chủ nghĩa, nhổ một sợi lông của mình mà lợi cho cả thiên hạ thì cũng không làm.

- Học thuyết của Mặc Địch lấy Kiêm Ái làm chủ nghĩa, dẫu nhẵn trán mòn gót mà làm lợi cho thiên hạ thì cũng làm.

Mạnh Tử cực lực bài xích các học thuyết cực đoan nầy để làm sáng tỏ Đạo của Khổng Tử. Mạnh Tử học rộng, lý luận rất chặt chẽ, muốn đem cái sở đắc ra hành đạo nhưng không gặp thời. Ông có công rất lớn trong việc làm sáng tỏ Đạo Nho.

4. Thời kỳ tuổi già: Dạy học và làm sách Mạnh Tử.

Mạnh Tử đi chu du qua nhiều nước chư Hầu, muốn giúp vua chư Hầu thi hành Đạo của Thánh nhân, nhưng không vua nào chịu theo. Đến khi tuổi già, sức đã mỏi, ông xin từ chức quan khanh ở nước Tề trở về quê nhà dạy học trò, và cùng với các môn đệ như: Nhạc Chính Khắc, Vạn Chương, Công Tôn Sửu, sáng lập ra Thuyết Tánh Thiện, đồng thời ghi chép lại những điều mà Mạnh Tử đối đáp với các vua chư Hầu hoặc với bọn môn đệ, cùng những lời Mạnh Tử phê bình các chênh lệch của các học thuyết khác mà làm thành sách, đặt tên là sách Mạnh Tử, gồm 7 thiên, được liệt vào Tứ Thư của Nho giáo. (Tứ Thư gồm: Đại học, Luận Ngữ, Trung Dung, Mạnh Tử).

Đây là chỗ rất giống nhau giữa cuộc đời của Khổng Tử và Mạnh Tử. Đức Khổng Tử cũng ôm tài học bình sanh, đi chu du các nước chư Hầu, thuyết phục các vua chư Hầu chịu áp dụng cái đạo của Ngài để giúp dân giúp nước. Ngài chủ trương Vương đạo mà các vua chư Hầu lại muốn Bá đạo, Ngài thất bại và trở về nhà lo dạy học và làm sách lúc tuổi già. Cuộc đời của Mạnh Tử thì cũng rập khuôn y như vậy. Nhưng nhờ làm sách, dạy học trò, xiển dương cái đạo của Thánh hiền mà đạo Thánh được trường tồn mãi đến ngày nay.

Cái học của Mạnh Tử là chân truyền của cửa Khổng.

Mạnh Tử lãnh hội lời của Đức Khổng Tử nói trong sách Luận Ngữ: Tánh Trời phú cho người ta, ai cũng thiện cả, vì tập nhiễm nên mới có khác nhau. Nếu có thành ra bất thiện là vì người ta không biết giữ cái bổn tâm, chứ cái nguồn gốc của tánh là không thể không thiện được.

Mạnh Tử theo ý ấy mà lập nên thuyết Tánh Thiện, sở dĩ nói cái Tánh Thiện là vì tin có cái Thiên lý chí thiện, mà tánh người là một phần của Thiên lý ấy, tất phải thiện. Sự giáo dục phải lấy cái thiện căn ấy làm căn bản, rồi giữ cho nó không mờ tối và trau giồi phát triển lên để thành người lành người tốt.

Nếu nói rằng người có tánh ác, hay không thiện không ác thì không hợp với cái Thiên lý chí thiện.

Tánh là bổn nguyên của Trời phú cho con người. Tánh bổn thiện thì Tâm cũng bổn thiện. Tâm với Tánh có cùng một gốc, hễ hiểu rõ cái Tâm thì biết rõ cái Tánh, mà khi đã biết rõ cái Tánh thì biết rõ Trời Đất và vạn vật.

Tâm là cái thần minh chủ tể có đủ mọi lý để ứng với vạn sự, Tánh là cái lý hoàn toàn của Tâm, và Trời là nguồn gốc của cái lý ấy. Biết rõ Tánh là biết Nhân và Lễ của cái đức Nguyên và đức Hanh của Trời, Nghĩa và Trí là cái đức Lợi và đức Trinh của Trời. Biết rõ bốn đức Nguyên Hanh Lợi Trinh ấy là đạt được cái diệu dụng của Trời.

Trời cho ta cái Tâm ấy để làm chủ con người của ta, thì Tâm ấy với Trời cùng một thể. Đó chính là cái đạo nhất quán của Đức Khổng Tử.

Mạnh Tử đại biểu cho khuynh hướng lý tưởng của Nho giáo, chủ trương Duy Tâm, nên đã đạt được cái Tâm học cao thâm huyền diệu của Nho giáo, trở thành một vị thầy đứng sau Khổng Tử. Do đó, người ta tôn Mạnh Tử là bực Á Thánh, tức là bực Thánh đứng hàng thứ nhì dưới Khổng Tử, và được truy phong là Trâu Quốc Công (Trâu là đất Trâu, sanh quán của Mạnh Tử) , được phối hưởng nơi miếu thờ Đức Khổng Tử

Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty27/3/2014, 9:05 pm

Vài suy nghĩ sau khi đọc “Khổng Tử luận về đức hạnh của Nước”

Tác giả: Lục Chân
[Chanhkien.org] Đức Khổng Tử đang chăm chú ngắm dòng sông đang chảy về phương Đông. Tử Cống hỏi ông, “Khi một người quân tử nhìn nước như thế này, nhất định người ấy có được niềm vui khi ngắm nhìn nó. Tại sao vậy?”

Khổng Tử nói, “Bởi vì dòng nước vĩ đại có thể liên tục di chuyển về phía trước không ngừng. Nó làm điều tốt lành khi tưới mát cho đất đai ở khắp nơi mà nó chảy qua, ngay cả nó không tự quan tâm đến việc nó đang thực hiện một kỳ công to lớn. Nó giống như đức hạnh.”

“Khi nó chảy, dù cho có lúc ở nơi thấp hay có lúc ở nơi cao, nó đều theo một nguyên lý. Nó giống như công lý.”

“Dòng nước vĩ đại không bao giờ khô cạn hay dừng lại. Nó giống như Đạo.”

“Khi nó chảy vào thung lũng sâu vạn trượng, nó lao về phía trước mà không sợ hãi. Nó giống như lòng can đảm.”

“Nó luôn tự cân bằng mình. Nó giống như Pháp lý (Quy luật).”

“Khi nước làm đầy cái gì, nó tự nhiên chảy ra ngoài mà không cần bị cắt xuống. Nó giống như sự ngay thẳng.”

“Nó thật thận trọng để có thể đến bất kỳ đâu nó nên đến. Nó giống như việc khám phá những chi tiết nhỏ nhất trong mọi vật.”

“Nó khởi đầu từ nguồn và lập tức tuôn chảy về Đông. Nó giống như có những mục đích cao thượng.”

“Nó có thể đi vào và đi ra và không kể là nó đi đâu, nó có thể làm trong sạch mọi thứ ở đó. Nó giống như một vị hiền triết giỏi về giảng dạy.”

“Nước có rất nhiều đức hạnh, vì thế khi người có đức hạnh nhìn nó, họ nhất định sẽ quan sát nó cẩn thận và cảm thấy vui.” (Từ: Các sách văn tuyển của Khổng Tử)

Tôi đã thấy nhiều con sông nhưng không bao giờ để ý rằng nước có nhiều đức hạnh to lớn như vậy, những điều mà có thể được gọi là thờ ơ khi nhìn, có mắt mà không nhìn thấy, và vì điều này, tôi thật sự thấy hổ thẹn.

Một nghệ sỹ nước ngoài từng nói, “Không thiếu cái đẹp trong cuộc sống, chỉ thiếu những con mắt có thể nhìn thấy cái đẹp trong sự vật.”

Một triết gia Trung Quốc từng nói, “Không thiếu cái vĩnh cửu trong thế giới, chỉ thiếu những con mắt thông minh có thể khám phá những điều vĩnh cửu.”

Trường phái Đạo nói, “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo tự nhiên.” Hôm nay, sau khi đọc “Khổng tử luận về đức hạnh của Nước”, tôi đã hiểu được câu nói này nhiều hơn một chút.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty2/4/2014, 6:42 pm

MINH CHÚA VÀ HIỀN THẦN

41. — MINH CHÚA VÀ HIỀN THẦN

Bào-Thúc-nha, Quản-Trọng và Nịnh-Thích đều là hiền thần của Tề-Hoàn-Công, một hôm Hoàn-Công mở tiệc đãi các chư hầu. Đang tiệc, Hoàn-Công đắc ý nói : « Hôm nay ta ăn tiệc thực vui quá, đáng làm một vị bá các chư-hầu » Thúc-nha thấy vua có ý tự đắc với các chư-hầu, vội đứng dậy chắp tay nói rằng : « Tôi nghe minh chúa và hiền thần, tuy lúc vui cũng chẳng nên quên lúc lo. Cúi xin chúa-công đừng quên lúc hoạn-nạn chạy qua nước Lữ, Quản-Trọng đừng quên lúc ở tù-xa, Nịnh-Thích đừng quên lúc chăn trâu, thì nghiệp bá mới vững được. » Nghe câu nói, Hoàn-Công biết mình có lỗi kiêu-ngạo với các chư-hầu, vội đứng lên bảo các quan rằng : « Từ nay dẫu vui mấy, quả nhân xin thề cùng các quan không bao giờ dám quên những lúc hoạn-nạn trước, các ngươi cũng nên bắt trước lấy ! » Rồi quay lại xá Thúc-Nha 2 xá mà dự tiệc. Xem thế đủ biết Thúc-Nha là người cương-chực, Hoàn-Công là một bực minh-chúa, biết nghe nhời nói thẳng, ấy cũng bởi vận Tề đang thịnh, nên vua tôi một lòng.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hóa Thần truyền: Khiêm tốn thì sẽ có phúc lớn   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty4/4/2014, 5:20 pm

Văn hóa Thần truyền: Khiêm tốn thì sẽ có phúc lớn



Bài của Thanh Ngôn
[MINH HUỆ 10-11-2007] Chu Công phụ tá cho 2 vị vua của nhà Chu, lấy đức chính để quản lý thiên hạ, lại chế tác ra Lễ Nhạc, thể theo đạo lý để xây dựng các điều luật, và là vị Thánh nhân mà Khổng Tử vô cùng kính phục. Lúc đó Chu Thành Vương muốn phong đất Lỗ cho Chu Công, nhưng vì Chu Công đang có trách nhiệm làm phụ tá cho nhà vua nên từ chối không nhận, thế là Thành Vương lấy đất Lỗ phong cho con trai của Chu Công là Bá Cầm. Trước khi Bá Cầm đi nhận đất phong, Chu Công nhắc nhở con trai bằng những câu nói hết sức thấm thía và sâu sắc, hy vọng Bá Cầm không bao giờ kiêu căng phóng túng, nhất định phải có đức tính khiêm nhường, như vậy mới quản lý quốc gia được tốt, vận số tốt đẹp mới giữ được bền lâu.
Chu Công nói với Bá Cầm: “Đi đi. Con chớ vì được phong nước Lỗ mà kiêu ngạo, từ đó mà thất lễ và coi thường người trí thức. Cha là con trai của Văn Vương, là em trai của Vũ Vương, hiện giờ là chú của Thành Vương, lại kiêm trách nhiệm phụ tá cho Thiên tử, địa vị trong thiên hạ cũng không phải là nhỏ. Nhưng cha vẫn thường xuyên có khi đang gội đầu phải tạm dừng 3 lần, tay cầm búi tóc mà ra tiếp đón khách, có lúc đang ăn một bữa cơm phải tạm dừng 3 lần ra tiếp khách, vẫn còn sợ là đã thất lễ với các nhân sỹ trong thiên hạ. Cha nghe nói người có đức hạnh tấm lòng quảng đại mà luôn bảo trì tâm thái khiêm cung, thì sẽ được vinh hiển. Đất đai rộng lớn phì nhiêu, lại tiết chế dục vọng và thực hành tiết kiệm, thì sẽ có được sự bình an. Địa vị và quan tước cao mà tỏ ra khiêm tốn nhún nhường thì sẽ càng thêm hiển vinh tôn quý. Người đông quân mạnh mà biết thận trọng e dè thì sẽ thu được chiến thắng. Thông minh tài trí mà làm như mình ngu dại, thì sẽ được lợi rất nhiều. Uyên bác mà lại khiêm tốn tự cho mình nông cạn, thì kiến thức lại càng rộng rãi. 6 điểm này, đều là đức hạnh khiêm nhường. Là bậc Quân Vương, giàu có 4 biển, kẻ không biết khiêm nhường trước tiên là sẽ đánh mất thiên hạ, sau nữa là tự hại chết mình. Kiệt Trụ chính là những kẻ như thế, con có thể không khiêm nhường cẩn thận hay chăng? Chính vì thế mà trong “Kinh Dịch” có câu nói: “Có một phương pháp, có nhiều thì giữ được thiên hạ, có vừa thì giữ được quốc gia, có ít thì giữ được thân mình, ấy chính là Khiêm Nhường”. “Thiên Đạo khuy mãn nhi ích khiêm. Địa đạo biến mãn nhi lưu khiêm. Quỷ thần hại mãn nhi phúc khiêm. Nhân đạo ố mãn nhi hiếu khiêm”. (Tạm dịch: Đạo Trời lấy bớt cái Mãn (đầy) mà bồi đắp cái Khiêm (khuyết), Đạo Đất biến đổi chỗ Mãn (đầy) mà đổ vào chỗ Khiêm (trũng), quỷ thần hại Mãn (kẻ tự mãn) mà tạo phúc cho Khiêm (người khiêm tốn), Đạo người ghét Mãn (kẻ tự mãn) mà yêu thích Khiêm (người khiêm nhường)). Con nhất định phải ghi nhớ đó! Con nhất định không nên vì được thụ phong nước Lỗ mà thất lễ coi thường người trí thức đó!”.
Chu Công cũng từng nhắc nhở con trai: “Quân tử có Đức độ thì cho dù sức khỏe ngang trâu cũng không tranh đua với trâu xem ai khỏe hơn, cho dù chạy nhanh như ngựa cũng sẽ không tranh đua với ngựa xem ai nhanh hơn, dù có trí tuệ tài giỏi cũng không tranh đua với người tài xem trí tuệ ai cao thâm hơn”.
“Đức Khiêm” mà Chu Công giảng ấy có rất nhiều điều lợi ích: khiêm cung đối đãi với người khác sẽ được người khác càng tôn sùng hơn. Tiết chế dục vọng biết tiết kiệm sẽ khiến người ta bình an lâu dài. Khiêm tốn nhún nhường khiến người ta càng thêm tôn quý. Không kiêu căng ngạo mạn sẽ giúp người ta thường đạt được thắng lợi. Khiêm tốn không thể hiện bản thân giúp người ta học tập được rất nhiều điều hay. Khiêm tốn nhún nhường giúp người ta kiến thức càng thêm rộng lớn. Người thời nay đều sẽ nhận được nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong khi đối nhân xử thế, học tập hay tu dưỡng.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty4/4/2014, 5:31 pm

Văn hóa Thần truyền: Cao khiết thanh liêm, không tham của rơi


Bản in Bản in
Bài của Thanh Ngôn
[MINH HUỆ 21-10-2007] Con người ta có khi rơi vào hoàn cảnh bần cùng khốn khổ, hoặc là gặp những cảnh ngộ hiểm nguy, nhưng cần phải biết rằng bổn phận làm người là không thể nhận bừa những món đồ bất chính, không thể thất đức, tổn đức.
Thời Xuân Thu, vua nước Ngô là Chư Phàn có người em trai là Diên Lăng Quý Tử. Diên Lăng trong một lần đi chơi bên ngoài kinh thành thấy trên đường có vàng của người ta đánh rơi. Lúc đó đang là tháng 5, thời tiết nóng nực, có một người tiều phu nghèo khổ khoác áo da đi ngang qua đây, Quý Tử bèn bèn tiếp đãi người tiều phu: “Hãy tới mà nhặt thỏi vàng trên mặt đất đàng kia kìa”.
Người tiều phu quăng cái liềm, trừng mắt tức giận nói: “Ông có địa vị tôn quý sao lại xem thường người khác như vậy? Dung mạo, cốt cách của ông hùng tráng như thế, sao lại nói chuyện lỗ mãng đến vậy? Tôi thà chịu đựng cái nóng bức của tháng năm, mặc áo da mà đốn củi, thì lẽ nào sẽ đi nhặt lấy thỏi vàng của người khác đánh rơi chăng?”
Quý Tử nghe xong cực kỳ xấu hổ, vội vàng xin lỗi người tiều phu, còn kính cẩn hỏi thăm tên họ của người tiều phu. Người tiều phu bảo ông ta: “Nhìn bề ngoài thì dường như ông là người có địa vị, tôi làm sao xứng đáng xưng tên họ của mình với ông đây?”. Nói rồi liền rời đi.
“Phi cừu đương hạ,
tục phi vi tâm,
tuy phùng quý tử,
bất thập di kim”
Tạm dịch:Đương hè mặc áo lông
Chẳng chứa chút phàm tâm
Có gặp mặt Quý Tử
Vàng rơi chẳng động lòng
Nhà thơ Lý Bạch thời Đường cũng cảm thán trong bài thơ “Hàng Châu tống Bùi Đại Trạch thời phó Lô Châu Trường sử” :
“Ngũ nguyệt phi cừu giả,
ứng tri bất thủ kim”.
Tạm dịch:
Tháng năm mặc áo lông cừu
Vàng rơi trước mặt chẳng lưu cho mình
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện dạy con của người xưa   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty4/4/2014, 5:37 pm

Chuyện dạy con của người xưa


Bài của Trí Chân
[MINH HUỆ 17-11-2007] Đất nước Trung Quốc có hơn 5000 năm lịch sử, nổi tiếng thế giới là nước coi trọng “Gia giáo”. Người xưa giáo dục con cái cần phải tu thân giữ đức mới có thể “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, lưu lại cho đời sau rất nhiều kinh nghiệm quý giá.
Gia Cát Lượng dạy con cần phải “Chí hướng cao xa”
Gia Cát Lượng cả đời vì nước vì dân, hy sinh lợi ích cá nhân vì việc công, để lại gương sáng cho đời sau. Ông giáo dục con cái cần có chí hướng cao xa. Năm ông 54 tuổi ông viết cho con trai lên 8 của mình là Gia Cát Chiêm bài “Giới tử thư” tổng kết kinh nghiệm cả đời của Gia Cát Lượng. Trong thư ông yêu cầu con cái của mình: “Người quân tử lấy tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng Đức, không đạm bạc thì không sáng chí, không tĩnh lặng thì trí không cao. Trượng phu cần tu tâm tĩnh lặng, cũng cần tu học, không học thì không thể có tài năng quảng đại, không có chí thì việc học không thể có thành tựu”. Nhắc nhở con cái muốn đạt tới tĩnh cần không ngừng tu thân và tự kiểm điểm bản thân. Muốn làm được Kiệm cần phải bồi dưỡng tài năng đức hạnh và tiết tháo cao thượng. Tâm mà không trong sáng có nhiều dục vọng thì không thể có chí hướng rõ ràng, không an định tĩnh lặng thì không thể thực hiện được lý tưởng cao xa. Để biến lý tưởng thành hiện thực cần phải không ngừng học tập tri thức, không có ý chí kiên định thì không thể nào thành công được.
Gia Cát Lượng đặt nhiều kỳ vọng to lớn ở con cái. Con cái ông sau này đều trở thành những bậc quân tử không màng danh lợi, trung nghĩa với đất nước, vì quốc gia xã tắc mà cống hiến hết mình. Đó chính là ý nghĩa và giá trị của “Tĩnh lặng” và “Trí cao”.
Dạy con “Tu thân vì nhân dân”
Khấu Chuẩn từ nhỏ đã mồ côi cha, gia cảnh nghèo khó, hoàn toàn dựa vào nghề dệt vải của mẹ mà sống qua ngày. Đêm đêm bà Khấu thường vừa kéo sợi vừa dạy Khấu Chuẩn đọc sách, đôn đốc cho Khấu Chuẩn khổ học thành tài. Sau này Khấu Chuẩn về kinh thành dự thi, đậu tiến sỹ. Tin vui truyền về tới quê nhà, trong lúc mẹ của Khấu Chuẩn đang bệnh nặng. Phút lâm chung bà giao bức họa mà mình tự vẽ cho người nhà là bà mụ họ Lưu, nói rằng: “Khấu Chuẩn ngày sau nhất định sẽ làm quan, nếu nó phạm lỗi lầm, thì bà hãy trao bức họa này cho nó!”.
Sau này Khấu Chuẩn làm Tể tướng. Một lần ông mời mấy người bạn tới nhà chúc mừng sinh nhật bản thân, chuẩn bị mở tiệc chiêu đãi các đồng liêu. Bà mụ họ Lưu cho rằng đã đúng lúc rồi, bèn lấy bức họa của bà Khấu đưa cho ông. Khấu Chuẩn xem qua, nhìn thấy một tấm “Hàn song khóa tử đồ”, trên bức vẽ đề một bài thơ:
“Cô đăng khóa độc khổ hàm tân,
vọng nhĩ tu thân vi vạn dân;
cần kiệm gia phong từ mẫu huấn,
tha niên phú quý mạc vong bần”.
Tạm dịch:
Cô độc dưới ánh đèn đọc sách bao khổ nhọc,
Mong con tu thân thành tài dốc sức vì nhân dân;
Mẹ hiền dạy dỗ gia phong cần kiệm,
Ngày phú quý giàu sang chớ quên cảnh nghèo hèn.
Bất ngờ nhận được lời di huấn của mẹ, Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại rất nhiều lần, bất giác lệ tràn như suối. Thế là lập tức giải tán tiệc mừng thọ. Từ đó về sau ông luôn luôn giữ mình trong sạch, yêu thương nhân dân, luôn theo lẽ công bằng không vụ lợi cho bản thân, trở thành vị Tể tướng tài đức nổi tiếng thời nhà Tống.
Từ Miễn thề để tiếng thơm cho con cháu
Từ Miễn làm quan Trung thư lệnh thời nhà Lương, suốt đời có địa vị cao. Ông nghiêm khắc với bản thân, làm việc công chính mà cẩn thận, tiết kiệm không tham lam, không quan tâm đến gia sản. Bình thường những bổng lộc phần lớn đều chia cho người thân, bạn bè và những người dân nghèo khổ, bởi vậy trong nhà không có của cải gì cả. Trong số khách khứa và bạn hữu của ông có người khuyên ông nên thu vén một chút sản nghiệp để lại cho con cháu, nhưng ông trả lời rằng: “Người ta để tiền của lại cho con cháu, còn tôi để tiếng thơm lại cho con cháu. Con cháu mà có Đức có tài, chúng tự nhiên có thể sáng lập nên gia nghiệp. Còn nếu chúng không có tài đức, dẫu tôi có để lại tài sản cũng vô dụng”.
Từ Miễn thường xuyên dạy bảo con cái cần phải trọng phẩm hạnh đạo đức. Ông từng viết thư nhắc nhở con trai tên là Từ Tung, nói: “Gia thế nhà ta rất thanh liêm, cho nên cuộc sống thường ngày có kham khổ. Đến cả việc mua sắm sản nghiệp, từ trước tới nay chưa hề đề cập đến, chứ không chỉ là không kinh doanh mà thôi. Người xưa nói: ‘Để lại cho con cháu nguyên sọt vàng, không bằng dạy chúng siêng năng học tập một quyển kinh thư’. Nghiên cứu cẩn thận những lời bàn này, thực sự không phải là những lời nói suông. Mặc dù ta không có tài cán gì, nhưng có tâm nguyện, vui mừng được tuân theo lời giáo huấn này của cổ nhân, không dám bỏ dở nửa chừng. Từ lúc ta có được quyền cao chức trọng tới nay đã gần 30 năm, có một số môn khách và bằng hữu đều cực lực khuyên ta hãy thừa dịp khi có chức có quyền mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho các ngươi, ta đều cự tuyệt không chấp thuận. Bởi vì ta cho rằng chỉ có để lại thứ quý giá nhất là sự thanh bạch cho đời sau, mới có thể khiến con cháu được hưởng phúc vô cùng”. Con cái của Từ Miễn về sau đều trở thành những người tài đức nổi tiếng xa gần.
Đặc điểm của giáo dục trong gia đình là lời nói và việc làm đều gương mẫu, làm người khác biến đổi một cách âm thầm. Bởi vì trẻ con có tính dễ thích nghi, cho nên việc giáo dục phẩm hạnh cho chúng càng trở nên quan trọng. Đối với những đạo lý mà chúng nhất thời không thể hiểu được, trong thực tiễn chúng dần đều sẽ tiếp xúc đến được, chỉ có hướng dẫn một cách đúng đắn mới có thể giúp chúng đi đúng con đường chính đạo. Làm cha làm mẹ, thường là muốn lấy những gì tốt đẹp nhất mà để lại cho con cái, kỳ thực bất kể là cấp cho chúng bao nhiêu tiền của đi nữa thì cũng đều là những vật ngoài thân, chỉ có giáo dục chúng trọng đức hướng Thiện, mới là thực sự lo cho tương lai lâu dài của chúng. Có như vậy mới có thể giúp chúng thu được lợi ích chân chính, bất kỳ lúc nào cũng có thể bảo trì được đầu não tỉnh táo sáng suốt, biết phân biệt rõ đúng sai, lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn.


Được sửa bởi Admin ngày 4/4/2014, 6:23 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty4/4/2014, 5:50 pm

Văn hóa Thần truyền: Tôn Sư trọng Đạo
— ĐẨY PHẢI ĐỔ Laotu1

 Bản in Bản in
Bài của Trí Chân
[MINH HUỆ 11-5-2009] Tôn Sư trọng Đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người thầy là người truyền thụ các luân lý đạo đức, tri thức và quan niệm về giá trị, dạy người ta cách đối nhân xử thế, và là những mẫu mực về đạo đức. Trong sách “Lễ ký – Học ký” có nói : “Thầy nghiêm thì Đạo được tôn kính. Đạo được tôn sùng, thì dân biết kính trọng sự học”. Duy hộ sự tôn nghiêm của đạo làm Thầy, chẳng những yêu cầu lời nói và hành động của người học trò phải thể hiện được sự tôn kính và lễ phép với Thầy, mà trọng yếu là trong lòng học trò phải kính trọng Thầy, nghiêm khắc làm theo những yêu cầu của Thầy. Những thí dụ về việc cổ nhân tôn kính người Thầy có rất nhiều, dưới đây trình bày vài câu chuyện.
Doãn Hỷ bái sư
Doãn Hỷ là một viên quan lớn hiền tài thời Tây Chu. Từ nhỏ đã thích đọc sách cổ, tinh thông lịch pháp, giỏi thiên văn, biết nhìn vào quá khứ để đoán nhận tương lai. Một ngày, ông ngẩng đầu xem thiên tượng, thấy ở trời Đông mây tía thành quầng, biết rằng Thánh nhân đang đi về phía Tây, thế là xin được nhận chức quan Lệnh ở Hàm Cốc. Ông dặn dò các quan binh giữ cửa thành rằng: “Trong vòng mấy ngày nữa sẽ có một vị đại Thánh nhân đi qua cửa này, nếu như gặp người nào có tướng mạo phi phàm thoát tục thì cần phải lập tức bẩm báo cho ta”. Đồng thời phái người vẩy nước quét dọn con đường, thắp hương 2 bên đường để nghênh đón Thánh nhân. Vài ngày sau, Doãn Hỷ được báo tin có một ông lão dáng như Tiên Đạo, ngồi trên chiếc xe do một con trâu xanh kéo muốn ra khỏi cửa quan. Ông liền chạy tới đón tiếp, cách xe trâu kéo mấy trượng đã quỳ lạy nói: “Quan lệnh Doãn Hỷ xin khấu kiến Thánh nhân!”.
Ông lão nói: “Tôi chỉ là một người tầm thường, ông thi lễ quá như thế, không biết có điều gì muốn dạy bảo?”.
Doãn Hỷ nói: “Con sớm từ lâu đã xem biết thiên tượng, ở đây đợi đã nhiều ngày, chân thành mong được Thánh nhân chỉ giáo cho”.
Ông lão nói: “Làm sao ông biết được?”.
Doãn Hỷ nói: “Con biết thiên văn, hiểu biết sơ sài về Dịch lý. Mùa Đông năm ngoái, sao Thiên Thánh vượt qua sao Mão. Đầu tháng nay, gió nhẹ thổi tới, thấy có mây tía từ phía Đông kéo đến, biết có Thánh nhân đang đi về Tây. Mây tía dăng dăng, dài đến 3 vạn dặm, biết vị đại Thánh chí tôn sắp xuất hiện tuyệt nhiên không phải là một vị Thần thông thường. Mây tía ấy được tinh tượng có hình con trâu xanh dẫn dắt, nên Thánh nhân chắc chắn là cưỡi xe trâu mà tới. Hôm nay gặp Thánh nhân dung mạo phi phàm, những mong được chỉ bảo về Đạo lý tu hành. Doãn Hỷ vô cùng biết ơn”.
Ông lão thấy Doãn Hỷ có tâm cầu Đạo chí thành, tâm tính nhân từ, bèn cười đáp: “Ông đã biết lão phu, lão phu cũng biết ông, ông cũng là cần phải được đắc độ”.
Doãn Hỷ vô cùng vui mừng, khấu đầu hỏi: “Xin được hỏi tên họ của đại Thánh nhân?”.
Ông lão nói: “Ta tên họ mịt mù, không thể nói rõ hết được, nay mang họ Lý, tự là Bá Dương, thường gọi là Lão Tử”.
Doãn Hỷ nghe nói là Lão Tử, liền dâng hương khấu đầu, cung kính bái lạy ông làm Thầy.
Lão Tử lấy những quan niệm của mình về Đạo đức, về vũ trụ, nhân sinh và xã hội viết lại thành bộ sách 5000 chữ, là “Đạo đức kinh” truyền thụ cho Doãn Hỷ. Doãn Hỷ dựa theo những lời dạy bảo của Lão Tử kiên định tu hành, hoằng dương học thuyết Đạo gia để quản lý việc nước, cứu nhân độ thế. Sau này ông tu thành Đại Đạo, được gọi là Doãn Chân Nhân.
Các học trò của Khổng Tử
Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc thời cổ đại. Lúc sinh thời ông có rất nhiều học trò, tương truyền rằng đệ tử có 3000, hiền tài trong số ấy được 72 người. Lời nói và việc làm của ông đối với các đệ tử là rất gương mẫu. Tính cách theo đuổi chân lý, lý tưởng, một nhân cách hoàn mỹ; sự trung thành với nước, quan tâm đến trăm họ, đức tính thiện lương chính trực, khiêm nhường lễ phép của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến các học trò và hậu thế. Các đệ tử của ông trong lòng đều tôn kính ông hết mực, lấy lễ phép đối với cha để đối đãi với Khổng Tử, xem ý chí của ông như ý chí của bản thân mình, lấy thực tiễn và việc truyền bá đạo nghĩa, lấy việc hành nghĩa làm giá trị tối cao của cuộc đời. Như Nhan Hồi: “Sống thanh bần vui với Đạo“, tu thân và tuân thủ lễ nghi một cách nghiêm khắc, thầy nói làm sao thì mình làm thế ấy. Mật Tử Tiện “đánh đàn Cầm mà cai trị thật giỏi“, thi hành biện pháp chính trị dùng đạo lý và lễ nhạc, giúp nhân dân no ấm, Đức hạnh tự nhiên bắt rễ sâu vào lòng dân chúng. Tử Hạ chỉnh lý lại thư tịch, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, cảm hóa hướng thiện dân chúng.
Các học trò của Khổng Tử đi theo ông không nề hà cực khổ, chu du khắp các nước để khuếch trương Đạo nghĩa. Khi gặp kẻ phỉ báng Khổng Tử, họ đứng ra biện hộ giúp thầy, bảo vệ nhân cách cao thượng của thầy. Như Tử Cống nghiêm nghị phê bình ngược lại kẻ công kích là “Không biết tự lượng”. Tử Lộ đi theo bảo vệ thầy rất nghiêm mật. Lòng sùng kính của họ đối với thầy đúng như lời Tằng Tham nói: “Đức lớn của thầy giáo thuần khiết như được gột tẩy bằng nước sông, lại giống như ánh mặt trời chiếu rọi ngày thu, cũng thánh khiết rộng lớn vô biên như trời đất”. Tằng Tham kế thừa và hoằng dương học thuyết Khổng Tử, kiên định phổ biến nền chính trị nhân từ, nói: “Người có học phải kiên định và nghị lực, bởi vì trách nhiệm trọng đại mà lộ trình thì xa xôi. Lấy làm việc nhân đức coi như trách nhiệm của bản thân, không phải là rất trọng đại sao? Duy hộ chính nghĩa cho đến tận cùng, không phải là rất xa xôi sao?”
Đường Thái Tông dạy con kính trọng thầy
Đường Thái Tông là một vị minh quân hiếm gặp trong lịch sử Trung Quốc. Ông vô cùng coi trọng việc giáo dục con cái, lựa chọn cho con những vị thầy giáo đức cao vọng trọng, học vấn uyên bác, như Lý Cương, Trương Huyền Tố, Ngụy Chinh, Vương Khuê. Ông còn nhiều lần dạy bảo con cái nhất định cần phải tôn trọng thầy. Có lần, Lý Cương vì bị tật ở chân, đi lại khó khăn. Lúc ấy trong Hoàng cung chế độ nghiêm khắc, quan lại đều giữ mình rất cẩn thận. Đường Thái Tông biết chuyện, liền đặc biệt cho phép Lý Cương ngồi kiệu vào cung dạy học, còn ra lệnh cho hoàng tử nghênh đón thầy giáo. Lần khác, Đường Thái Tông nghe được có người phản ánh hoàng tử thứ 4 là Lý Thái không tôn kính thầy giáo Vương Khuê, ông bèn phê bình Lý Thái ngay trước mặt Vương Khuê, nói: “Sau này mỗi lần gặp mặt thầy giáo, cũng giống như nhìn thấy ta, cần phải tôn kính, không được có nửa điểm buông lơi”. Từ đó về sau, Lý Thái gặp Vương Khuê luôn luôn kính cẩn nghênh tiếp, nghe giảng cũng rất nghiêm túc. Bởi vì Đường Thái Tông gia giáo rất nghiêm, các vị hoàng tử đối với thầy giáo đều rất tôn kính.
Đường Thái Tông từng hạ chiếu nói: “Trẫm tìm tòi đối chiếu trong lịch sử, thì các bậc minh Vương thánh Đế đều có những người thầy giỏi! Vua Hoàng Đế học Thái Điên, vua Chuyên Húc học Lục Đồ, vua Nghiêu học Doãn Thọ, vua Thuấn học Vụ Thành Chiêu, vua Vũ học Tây Vương Quốc, vua Thang học Uy Tử Bá, vua Văn Vương học Tử Kỳ, Chu Vũ Vương học Quắc Thúc. Người mà không học, thì không rõ đạo lý từ xưa. Không có ai thiếu điều đó mà có thể cai trị đất nước được thái bình”. Một mặt ông nhấn mạnh vấn đề tôn kính thầy giáo và xem trọng giáo dục, thường hạ chiếu thư quy định rằng phải trọng đãi các thầy giáo, còn dạy bảo các hoàng tử gặp thầy cũng như gặp cha. Mặt khác ông khuyến khích các thầy giáo đối với lỗi lầm của các hoàng tử thì cần phải hết sức can ngăn giáo dục. Hoàng tử thứ 9 là Lý Trì được lập làm Thái tử, Đường Thái Tông càng yêu cầu nghiêm khắc hơn. Lý Trì mỗi lần nghe cha và thầy giáo dạy bảo, đều luôn đứng nghiêm kính cẩn, sau đó cảm ơn lời dạy dỗ, bày tỏ nhất định sẽ “Khắc ghi trong tâm”, “Vĩnh viễn không quên”.
Cổ ngữ nói: “Một ngày làm thầy, cả đời là cha”. Tinh thần tôn sư trọng đạo của người xưa được đời sau truyền tụng thành giai thoại, được nhân dân học tập và kính ngưỡng.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty23/4/2014, 11:36 am

Thumbs up Cái Dũng Của Thánh Nhân (Nguyên Tác:Nguyễn Duy Cần)
Đức hạnh con người, dẫu có nhiều thứ bực nào, cũng không ngoài hai loại: tư đức và công hạnh.

Tư đức là những đức tánh ăn chịu về nhân cách riêng của từng cá nhân như: nhẫn nại, can đảm, quả quyết, điềm đạm,...

Công hạnh là những hạnh tốt của cá nhân đối với người chung quanh, như: cha mẹ, anh em, bà con, vợ chồng, bầu bạn và xa hơn nữa, với chủng tộc và nhân loại.

Ở đây, tôi xin bàn về các tư đức đầu tiên mà cũng là cứu cánh của tất cả những tư đức khác, tư đức là cái tư đức căn bản đưa con người lên tới bực chí nhân: tính Điềm Đạm.

Bất kỳ là tôn giáo hay luân lý nào, nếu bàn đến chỗ cùng cực của nhân cách, đều lấy tính Điềm Đạm làm căn bản.

Phật, bàn về "Tâm vô quái ngại", Lão, nói về "Vô vi điềm tĩnh". Nho luận đến "hạo nhiên chí khí"

Toàn chỉ vào một đức tánh đã nói trên: Điềm Đạm.

Điềm Đạm là gì?

Điềm đạm, tức là cái tính "như như bất động", thản nhiên bình tĩnh, "không thể cho ngoại vật động đến tâm của mình". Người điềm đạm, tức là người đã làm chủ được Tình dục và ý chí của mình. Nói một cách khác, người điềm đạm, tức là người "chủ động", không "bị động" vì những vật không theo mình nữa.

"...Khổng Tử bị vây ở đất Khuông, không còn phương thế nào thoát ra được, bèn lấy đờn, đờn và ca. Tử Lộ hỏi: "Phu Tử làm sao vui được thế?..." Khổng Tử nói: "Ngươi lại đây, ta nói cho mà nghe... Ta đã làm hết sức ta, để tránh cái chuyện này, thế mà không được, đó không phải còn tại ta nữa, mà là tại Trời. Xưa Nghiêu, Thuấn không bị sự cùng như ta ngày nay đây, chẳng phải do nơi cái tài thận trọng của các ông ấy hơn ta mà được, mà là tại cái Mạng của họ không như của ta. Kiệt, Trụ không phải tại họ tài ba ít hơn Nghiêu, Thuấn mà họ bị hại, chỉ vì cái Mạng của họ không giống hai người kia... Lặn xuống đáy biển, mà không biết sợ giao long, đó là Dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ báo, đó là cái Dũng của người thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mạng và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái Dũng của Thánh nhân..."

Cái Dũng của Thánh nhân, tức là chỗ cùng cực của Điềm đạm.

Tích xưa, theo thần thoại Nhật

Các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.

Trong các vị thần, một vị bước ra nói:

Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.

Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ là mình là người bất khả xâm phạm nữa.

Vị thần Bão tố, bước ra nói:

Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ...
Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên... Ban đầu từ từ... kế đó sóng nổi gió tung... Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to... cuồn cuộn ầm ầm... chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng dã... Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt... Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn... hăm he chìm ngập đến cõi trời... Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha... Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm... bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.

Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng lảnh lót cất lên:

"Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức bạo tàn, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái thuật khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục chớ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục".

Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu... thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại... Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.

Nhưng có một vị thần... thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động.

Vị này không thấy sấm sét mà choá mắt.

Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.

Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền hảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.

Vị trọng tài day qua hỏi:

Ngài có phải bị mù, điếc gì không?

Không. Tôi thấy và tôi nghe.

Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?

Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.

Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?

Không. Tôi là "Điềm Đạm". Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác tôi, tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế trị nó.

Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt...

Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai...

Các vị thần, cúi mặt làm thinh.
Vị trọng tài nói tiếp:

Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này!

Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điều khiển tình dục của mình.

Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi đặng là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ người có sức mạnh trên hết. Bất kỳ là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này đặng. Trái lại, người này đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các anh em, tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: "Vị thần Điềm Đạm này là chúa tể của chúng ta cả thảy".

Từ đấy đến nay, câu phê phán ấy vẫn không sai giá.

Phải, sự điềm đạm là chúa tể của chúng ta cả thảy. Đạo hạnh con người đi đến đó, là đã tới chỗ cùng cực của nhân cách con người rồi.

Trót một nền học thuật của Lão Trang, không ngoài cái ý đem con người đến cõi "điềm đạm chi cực". Cái đó sâu xa, cao thượng quá, chưa phải chỗ nói của tôi hôm nay.

Tôi đã dành sẵn cho nó một nơi khác.

Muốn lên chỗ cao, phải khởi từ chỗ thấp. Muốn được một tinh thần bất uý, điềm đạm như các bực Thánh nhân, trước hết phải biết những nguyên nhân khiến lòng ta hay chao động, sợ sệt... Sợ, không phải là một chứng bịnh nan y. Phải có chí, và kiên tâm thì làm gì không đạt được ý nguyện.

Sau đây, tôi sẽ bàn đến những phương pháp, từ thấp lên cao, để cho mỗi một người của chúng ta đều được đi đến cái tinh thần đại dũng ấy.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty23/4/2014, 11:47 am


Lụa này lấy ở đâu ra





Trần Bích San sau khi đậu Tam Nguyên, làm quan ở Huế một thời gian rồi vào làm tri phủ ở An Nhơn ( Bình Định). An Nhơn gần Phú Phong là nơi nổi tiếng về nghề dệt lụa.

Chuyện kể rằng: một hôm bà cụ thân sinh ở quê thấy có người đưa đến một cuộn lụa rất đẹp và nói: mình là lính hầu được quan phủ San sai mang món quà này về tặng cụ nhà. Bà cụ nghe xong, sắc mặt nghiêm lại, thoáng có nét buồn, và thầm bảo: Trời ơi! Lụa này lấy ở đâu ra? Sao làm quan mà không biết thương kẻ dưới, bắt người ta phải vất vả trèo đèo lội suối bao nhiêu ngày để mang thứ này về nhà? Bà cụ ân cần an ủi người lính và mời lại chơi. Tới ngày người lính trở về An Nhơn, bà cụ sau khi chuẩn bị chu đáo mọi thứ đã cho anh ta lên đường, bèn bảo: Chú đã vất vả đem cuộn lụa ra đây. Nay lai xin chú vui lòng chịu khó đưa cuộn lụa này về trả lại giùm ông Phủ cho tôi. Riêng Phủ San từ hôm sai lính trở về để được tin nhà. Thì đúng là người lính đã về. Nhưng sao lại mang cuộn lụa trở về. Hỏi ra, biết đây là ý của mẹ, người lính không thể làm khác. Phủ San cầm lấy cuộn lụa, lại có cây roi nhét ở trong, bèn tái mặt lại. Sáng hôm sau, ông lập bàn thờ hướng về phương Bắc, lạy sống mẹ hai lạy rồi tự mình nằm úp sấp xuống nền nhà suốt từ sáng đến tối, trên lưng để cây roi kia. Cuối cùng, lại đứng lên lạy sống mẹ hai lạy nữa.

Người đương thời và cả người ngày nay nghe chuyện chuyện này cứ tự bảo. Mẹ như thế, chả gì sinh con như thế.



Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty23/4/2014, 11:53 am

Phùng Huyên làm ( thực) khách nhà Mạnh Thường Quân

Phùng Huyên làm ( thực) khách nhà Mạnh Thường Quân




Nước Tề có một người tên là Phùng Huyên nghèo khổ thiếu thốn, không thể tự nuôi sống mình được nhờ người đến xin Mạnh Thường Quân cho ăn nhờ trong nhà. Mạnh Thường Quân hỏi: “ khách thích gì?. Đáp: Khách không thích gì cả. Hỏi: Khách có tài năng gì?. Đáp: Khách chẳng có tài năng gì cả. Mạnh Thường Quân cười và nhận lời: Được.

Kẻ tả hữu trong nhà Mạnh Thường Quân thấy chủ mình khinh rẻ người khách đó, nên cho khách ăn rau cỏ. Ở được ít lâu, Phùng Huyên dựa cột, gõ nhịp vào thanh kiếm mà hát: Kiếm dài ơi, về đi thôi. Ăn không có cá!. Kẻ tả hữu thưa với Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân bảo, dọn cá cho ông ấy. Từ đó đãi Phùng Huyên vào hạng khách ở trong nhà.

Được ít lâu lại gõ nhịp vào thanh kiếm mà hát: Kiếm dài ơi, về đi thôi! Đi không có xe, kẻ tả hữu cười và thưa với Mạnh Thường Quân, Mạnh Thường Quân bảo: Đánh xe cho ông ấy. Từ đó đãi Phùng Huyên vào hạng môn khách có xe. Vậy là Phùng Huyên ngồi lên xe, giơ cao thanh kiếm, lại chơi bạn bè, bảo: “ Ông Mạnh Thường Quân đãi tôi vào bậc khách.

Được ít lâu lại gõ nhịp vào thanh kiếm mà hát: Kiếm dài ơi, về đi thôi! Không có gì nuôi gia đình! Kẻ tả hữu đều ghét, cho là tham, không biết thế nào là đủ. Mạnh Thường Quân hỏi: “ Ông Phùng còn người thân không? Đáp: “ Còn mẹ già”. Mạnh Thường Quân sai người chu cấp lương thực dùng, không để thiếu thốn. Từ đó Phùng Huyên không hát nữa.

Sau, Mạnh Thường Quân giở sổ ra, hỏi các môn khách: “ Ai quen việc kế toán, có thể đi thu tiền nợ cho Văn ở đất Tiết được không? Phùng Huyên ghi tên mình vào sổ, đáp: “ Tôi đi được”. Mạnh Thường Quân lấy làm lạ hỏi: “ Người này là ai vậy?: Kẻ tả hữu đáp: đó là người hát. Kiếm dài về đi thôi! . Mạnh Thường Quân cười bảo: Khách quả thực có tài năng, tôi xin lỗi ông ta, chưa từng gặp mặt. Xin mời lại gặp mặt và tạ lỗi: “ Văn tôi mệt mỏi việc triều chính, lo lắng quá nên tâm thần mê loạn, tính lại vốn nhu nhược, ngu muội, chìm đắm vào việc quốc gia đến nỗi có tội với tiên sinh, tiên sinh chẳng lấy làm xấu hổ, lại có ý thay tội thu nợ ở đất Tiết ư? Phùng Huyên đáp: Tôi xin đi, do đó, sửa sang xe, ngựa, hành trang, chở theo những trái khoan, khế ước. Khi từ biệt, hỏi: “ Nợ thu hết rồi tôi mua gì mang về?” Mạnh Thường Quân đáp: “ tiên sinh coi trong nhà này thiếu thứ gì thì mua thứ đó”.

Phùng Huyên dong ngựa tới đất Tiết, sai một viên thư lại gọi dân tới trả nợ, ai thiếu thì đối chiếu với tờ khoán. Đối chiếu xong cả rồi, Phùng Huyên đứng dậy, mượn lời truyền lệnh Mạnh Thường Quân, cho dân hết nợ, rồi đốt tờ khoán đi. Dân đều hô vạn tuế. Lại tức tốc dong ngựa về Tề, sáng sớm xin vào yết kiến Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân lấy làm lạ sao mà đi mau như vậy, mặc áo đội mũ ra tiếp hỏi: Nợ thu được hết không? Sao mà về nhanh thế?. Đáp: “ Thu hết rồi”. Hỏi: “ Mua gì về?” Phùng Huyên đáp: “Ngài bảo, coi trong nhà này thiếu thứ gì thì mua thứ đó.” Thần nghĩ trong cung của ngài chứa đầy châu báu, ngoài chuồng đầy ngựa, chó, hậu đình chật cả mỹ nữ, nhà ngài có thiếu chỉ là thiếu “ nghĩa” thôi, nên thần đã trộm phép mua “ nghĩa” về.

Mạnh Thường Quân hỏi: Mua “ nghĩa” là làm sao?. Đáp: Nay ngài có đất Tiết nhỏ hẹp, đã không vỗ về yêu thương dân mà lại mua bán cầu lợi của dân, nên thần mượn lời ngài ra lệnh cho dân hết số nợ, rồi đốt các tờ khoán, dân hoan hô ngài vạn tuế. Thần mua “ nghĩa” về cho ngài là thế. Mạnh Thường Quân không vui bảo: “ Được tiên sinh hãy về nghỉ.

Khoảng một năm về sau. Tề Vương bảo Mạnh Thường Quân. “ Ta không dám dùng bề tôi của tiên Vương làm bề tôi cho mình. Mạnh Thường Quân về đất Tiết, chưa tới, còn cách trăm dặm, dân đất Tiết dắt già bồng trẻ đi đón rước đầy đường suốt ngày. Mạnh Thường Quân quay lại bảo Phùng Huyên: Tiên sinh mua “ nghĩa “ cho Văn này, đến hôm nay tôi mới được thấy. Phùng Huyên đáp: “ Thỏ khôn phải có 3 hang mớicó thể thoát chết được”. Nay chỉ mới có một hang, chưa thể gối cao mà ngủ yên, tôi xin vì ngài đào thêm hai hang nữa.

Mạnh Thường Quân cấp cho Phùng Nguyên năm chục cỗ xe, năm trăm cân vàng, qua phía tây du thuyết ở nước Lương. Phùng Huyên tâu vua Lương. “Vua tề đuổi bậc đạ thần là Mạnh Thường Quân: nước chư hầu nào đón trước được ông ấy thì sẽ giàu có mà binh mạnh. Như vậy vua Lương mới bỏ trống chức vị cao nhất, đem vị đương thời tướng quốc xuống làm thượng tướng quân, sai sứ mang ngàn cân vàng, trăm cỗ xe lại đón Mạnh Thường Quân. Phùng Huyên dong ngựa về trước, khuyên Mạnh Thường Quân: “ Ngàn cân vàng là vật trọng, trăm cỗ xe là vinh hiển đối với sứ giả. Tề ắt nghe tin này”. Sứ giả Lương ba lần về không, vì Mạnh Thường Quân cố từ chối không chịu đi.

Vua Tề nghe tin, vua tôi đều sợ hãi, sai quan Thái phó đem ngàn cân vàng, hai cỗ xe đẹp bốn ngựa, một thanh gươm của vua đeo và một phong thư lại tạ lỗi với Mạnh Thường Quân. Thư rằng. Quả nhân gặp vận chẳng lành bị quỷ thần tôn miếu giáng họa, nên bị bọn nịnh thần mê hoặc, có tội với ông. Quả nhân vô dụng, xin ông đoái nghĩ đến tôn miếu của tiên vương, tạm trở về nước mà thống trị vạn dân được chăng?. Phùng Huyên khuyên Mạnh Thường Quân: “ Ngài nên xin những đồ tế tự Tiên vương rồi lập tôn miếu ở đất Tiết”. Tôn miếu cất rồi, Phùng Huyên về báo cáo với Mạnh Thường Quân. “ Ba hang đã đào xong, ngài tạm có thể ngồi gối cao mà sống vui.

Mạnh Thường Quân làm tướng quốc mấy chục năm, không gặp một cái họa nhỏ nhặt nào cả, là nhờ mưu của Phùng Huyên vậy.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty24/4/2014, 8:31 am


11. — CÒN LƯỠI LÀ ĐỦ.

Trương-Nghi học Quỉ-Cốc tiên-sinh, thành tài rồi, đi du-thuyết các nước, thường theo tướng-quốc nước Sở đi dự tiệc, một hôm tướng-quốc mất ngọc, nghi cho Trương-nghi lấy, bèn bắt đánh mấy chăm doi, nhưng không nhận, sau phải tha. Nghi về nhà than-thở với vợ. Vợ bảo rằng: « Dá đừng đi học nghề du-thuyết thì có đâu nhục như vậy! » Trương-Nghi chỉ vào mồm mình mà bảo vợ rằng: « Ta dẫu bị đòn đau ở lưng, song lưỡi ta còn đây, rồi sau sẽ biết » Nói song, đi sang nước Triệu, nhờ có Tô-Tần dúp-đỡ được làm tướng nước Tần. Khi làm tướng rồi, mới đưa hịch sang tướng-quốc nước Sở rằng: « Trước ta theo ngươi dự tiệc, ngươi vu cho ta ăn cắp ngọc mà đánh ta, vậy nay người dữ nước ngươi cho khéo, ta bây giờ mới thực sắp đến ăn cắp thành-chì nước ngươi đó. » Rồi cử đại binh sang đánh Sở.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty24/4/2014, 8:36 am

14. — GAN DŨNG-SĨ

Khâu-Tố sức khỏe lạ thường, một hôm sang Ngô viếng tang bạn, qua sông Hoài, cho ngựa xuống uống nước, bị thần-vật dưới sông tha mất ngựa, bèn nổi dận cởi áo, cầm gươm nhẩy xuống sông đuổi, đánh nhau ba ngày đêm mới lên, bị quái-vật làm mù một mắt mà mất ngựa. Khi đến viếng tang ngồi dự tiệc có ý kiêu-ngạo, khoe sức khỏe, lấn người. Trong tiệc có Yêu-Li bất bình, bảo rằng: « Có phải anh cậy sức khỏe mà ngạo-ngược ở đây chăng? Anh phải biết: đã là dũng-sĩ thì chịu chết chớ không chịu nhục. Nay anh đánh nhau với quái, không lấy được ngựa lại, còn bị mù một mắt, bị tàn-tật, không biết liều chết, còn tham cái sống thừa, thế là đồ vô-dụng, còn phơi mặt ra đây khoe hợm với ai? » Khâu-Tố sấu hổ ra về. Đêm hôm đó Yêu-Li về nhà bảo vợ rằng: « Hôm nay ta làm nhục một anh dũng-sĩ, tất nó đến diết ta, vậy đêm nay chớ đóng cửa, ta sẽ nằm trên dường chờ nó ». Quả nhiên Khâu-Tố đêm lẻn cửa vào, kề gươm lên cổ Yêu-Li mà bảo rằng: « mày có ba tội chết, biết không? mày sỉ-nhục tao dữa đám tang là một tội, về nhà không đóng cửa là hai tội, thấy tao mà mày không chạy, là ba tội, thực là tự mày cầu cái chết, chớ oán tao. » Yêu-Li lại bảo rằng: « mày cũng có ba điều sấu đáng chết, biết không? một là, tao mắng mày dữa đám tang, mà mày không dám nói lại một câu, hai là mày vào nhà không đằng-hắng, lên thềm không đánh tiếng, mày muốn đánh trộm tao, ba là mày kề được gươm vào cổ tao mới dám nói khoác, còn mày kể tao có ba tội là tại lòng can-đảm của tao xui ra, ba tội mày là sấu đáng chết, mày còn không biết nhục sao? ». Khâu-Tố nghe song vứt gươm than rằng: « mày thực là dũng-sĩ thiên hạ, kể sức khỏe của tao bây giờ thực thua trí mày, nay tao diết mày thì đời chê-cười, không diết mày thì tao mất danh dũng-sĩ » nói song đập đầu chết. Từ đó Yêu-Li nổi tiếng. Bấy dờ vua Ngô đương cần một người thích-khách để diết công-tử Khánh-Kỵ. Ngũ-Tứ-Tư hiến Yêu-Li vào da mắt. Vua Ngô thấy bé nhỏ có ý chê. Yêu-Li tâu rằng: « Người ta cốt chí khôn, không cần sức mạnh, nếu thần được gần Khánh-Kỵ thì đâm chết coi dễ như diết gà vậy. » Rồi bầy khổ-nhục kế, xin vua diết vợ con, và chặt một cánh tay mình đi, sang hàng, ở hầu cận Khánh-Kỵ. Khánh-Kỵ tin dùng sau ba tháng Khánh-Kỵ đi thuyền cất quân về Ngô, ngồi đầu mũi thuyền, Yêu-Li cầm mâu đứng hầu đàng sau, suất kỳ bất ý, dùng sức theo chiều dó, đâm một nhát suốt qua bụng. Khánh-kỵ sức khỏe to lớn, quay lại nắm Yêu-Li, dìm đầu xuống nước ba lần, rồi nhấc bổng lên để lên đùi-gối, cười bảo rằng: « Thiên-hạ còn có người này dám đâm ta dư, can-đảm thực! ». Các tướng ồ ạt lại toan diết Yêu-Li, Khánh-Kỵ không cho, bảo rằng: « nó là dũng-sĩ đời nay đó, không lẽ một ngày chết hai dũng-sĩ, tha nó về Ngô, cho dõ lòng trung của nó ». Nói song bỏ Yêu-Li xuống, tự dút lấy ngọn mâu ra mà chết. Các tướng tha Yêu-Li về, nhưng Yêu-Li không về, bảo rằng: « Ta có ba tội chết, một là diết vợ con đi mà thờ vua là bất nhân, hai là vị vua mới diết con vua cũ là bất nghĩa, ba là hại cả nhà và thân-thể để thành việc cho người là bất chí. Ta có ba điều ác đó, còn mặt nào mà sống ở đời ». Rồi nhẩy xuống sông tự-tử.
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty24/4/2014, 8:39 am

15. — KHÔNG NHỤC QUÂN-MỆNH.

Thoát-Hoan và Ô mã-nhi sang sâm nước ta. Đức Trần-Hưng-Đạo mang quân trống-cự, quân Nam ta đều thích mực vào cánh tay hai chữ « Sát-Đát », nghĩa là diết hết quân Mông-Cổ. Vua Trần-Nhân-Tôn muốn sai người sang chại dặc sem binh tình hư thực, chưa biết sai ai, bỗng có tên đầu hàng lính thị-về là Đỗ-Khắc-Chung, tình-nguyên sin đi. Vua bảo rằng: « ngươi học-thức ít, ngộ giặc nó vận nghĩa-lí thì ứng đối làm sao? » Khắc-Chung tâu: « Tôi tuy học không mấy, nhưng cốt là đi dò-sét binh-tình, tôi tinh-thạo việc đó, còn như ứng-đối, thì tùy cơ ứng biến, làm dì chẳng kham nổi, xin bệ-hạ cứ cho tôi đi ». Vua khen rằng: « trong đám ngựa-kéo xe, lại có lẫn ngựa kỳ ký thế này a! » Rồi sai Khắc-Chung đi, dả là mang thơ cầu hòa. Sang trại Nguyên, Khắc-Chung cứ thong-thả tiến vào trung-quân, Ô-mã-nhi quát hỏi đi đâu?

— Sứ Nam-Quốc đi dảng hòa.

— Dảng hòa mà sao quân mày dám thích chữ vào tay sấc như vậy?

— Thích chữ là tự bụng trung-nghĩa họ, tức thì thích vào tay, chớ ai sui!

— Đại-quân đến đây, sao nước mày không dữ lễ-phép đón-rước, lại dám kháng-cự là sao?

— Dá tướng-quân dùng mẹo Hàn-Tín bình nước Yên, đóng quân ngoài cõi, cho thư vào trước nói tử-tế, mà nước tôi không đón-rước, mới là lỗi tại nước tôi. Nay lại ỷ thế ức nhau, đem quân lấn cõi, thì chó cùng đường phải cắn, chim túng thế phải mổ, nữa là người.

— Mày định đến đây làm gì?

— Định dảng-hòa, tướng-quân bằng lòng thì hòa, không bằng lòng thì đánh.

— Về bảo vua mày đến đây ra mắt ta thì cho hòa, cõi bờ yên-ổn, bằng không thì trong dây phút, giang sơn nước mày phẳng-nhẫn như không.

— Vâng để cho tôi ra về bảo vua tôi đến.

Khắc-Chung khi ra thủng-thẳng, nhìn hết dinh trại, chiến thuyền, rồi mới về. Ô-mã-nhi bảo các tướng rằng: « Người này đang khi ta hò-hét nạt dọa, mà ăn nói vẫn dễ-dàng như không, ứng-đối lại dỏi, không nhục mệnh chủ, nước Nam còn người dỏi thế, phen này vị tất đã làm dì được họ. »
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty24/4/2014, 8:51 am


3. — MỖI NGƯỜI MỘT NGHỀ

Ông Tây-Lư đi du-thuyết các vua nước chư-hầu, qua sông chẳng may bị đắm thuyền, thằng thuyền-chài vớt lên hỏi ông đi đâu mà bị đắm thuyền tội nghiệp? Ông nói là đi du-thuyết các nước, Thằng thuyền chài ôm bụng cười mà bảo ông rằng: qua sông suýt chết đuối, ông cứu ông còn chẳng song, còn tài gì mà đi nói được các vua chư hầu. Ông đáp: « Chớ nói vậy, mỗi người có một tài riêng; hòn ngọc bích đem dệt cửi không tiện bằng hòn ngói; hạt châu đem làm đạn bắn chim thì không tiện bằng viên đất; ngựa kỳ ngựa ký, ngày chạy nghìn dậm, nhưng cho bắt chuột thì không nhanh bằng con mèo, thanh gươm quí, đem mà khâu dầy thì không tiện bằng cái dùi. Nay chú có tài lội nước, qua sông, vượt gió, nhưng nếu nay cho tiếp một ông vua chư-hầu thì chắc mờ-mịt, khác nào như quạ vào chuồng lợn. »
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 842
Join date : 23/02/2014

— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty24/4/2014, 8:57 am

Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố






Tác giả: Lý Bình
— ĐẨY PHẢI ĐỔ HoangDeKhangHy
[Chanhkien.org] «Đình huấn cách ngôn» của Hoàng đế Khang Hy là giáo huấn đối với các Hoàng tử, do Ung Chính thuật lại, chỉnh lý mà thành. Dưới đây là đàm thoại của Khang Hy trong đình huấn về tâm tật đố.
[Huấn viết]
“Phàm nhân trì thân xử thế, duy đương dĩ thứ tồn tâm. Kiến nhân hữu đắc ý sự, tiện đương sinh hoan hỉ tâm. Kiến nhân hữu thất ý sự, tiện đương sinh liên mẫn tâm. Thử giai tự kỷ thực thụ dụng xứ. Nhược phu kị nhân chi thành, lạc nhân chi bại, hà dữ nhân sự? Đồ tự hoại tâm thuật nhĩ. Cổ ngữ vân: ‘Kiến nhân chi đắc, như kỷ chi đắc. Kiến nhân chi thất, như kỷ chi thất.’ Như thị tồn tâm, thiên tất hữu chi.”
[Phiên dịch]
Nói chung người ta phải giữ mình mà xử thế, cần phải có khoan dung ở trong tâm. Thấy người gặp việc đắc ý, thì nên sinh tâm vui mừng. Thấy người gặp việc thất ý, thì nên sinh tâm cảm thông. Đây đều là chỗ khiến bản thân được thoải mái thực sự. Nếu như đố kỵ với thành công của người khác, vui mừng trước thất bại của người khác, thì nào có ích chi? Chỉ là khiến tâm của mình xấu đi mà thôi. Cổ ngữ nói: ‘Thấy cái được của người khác, như tự mình đắc được vậy. Thấy cái mất của người khác, như chính mình bị mất vậy.’ Nếu như trong tâm được như vậy, thiên thượng nhất định sẽ bảo hộ loại người này.
[Huấn viết]
“Thế thượng nhân tâm bất nhất. Hữu nhất chủng nhân, bất ký nhân chi thiện, chuyên ký nhân chi ác. Thị nhân hữu sửu sự ác sự, chuyển dĩ vi khoái lạc, như tự đắc kỳ vật giả. Nhiên thử đẳng hạnh tai lạc họa chi nhân, bất tri kỳ tâm chi hà dĩ sinh nhi quái dị như thị dã. Nhữ đẳng đương thử vi giới.”
[Phiên dịch]
Nhân tâm con người thế gian không giống nhau. Có một loại người, không nhớ chỗ tốt của người khác, mà chuyên nhớ chỗ xấu của người khác. Nếu người ta gặp phải việc xấu, thì liền trở nên rất sung sướng, như tự mình đắc được vật quý vậy. Tuy nhiên loại người cười trên nỗi đau của người khác này, không biết tâm của mình đã trở nên quái dị như thế. Các con cần phải lấy đó mà dè chừng.
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/13/【神传文化】康熙谈妒嫉心-238962.htm
Về Đầu Trang Go down
https://quochochue6774.forumvi.com
Sponsored content





— ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: — ĐẨY PHẢI ĐỔ   — ĐẨY PHẢI ĐỔ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
— ĐẨY PHẢI ĐỔ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trang Lưu Trữ Hình Ảnh :: NỀN TẢNG GẮN KẾT :: NỀN TẢNG GẮN KẾT-
Chuyển đến